Haravan và Sapo có tốt không?

Bài viết trước mình đã nói về những ưu điểm và nhược điểm chung của Website hệ thống (với đại diện là Sapo và Haravan) so với các nền tảng Website bán hàng khác. Khá nhiều bạn yêu cầu so sánh Sapo và Haravan nên bài viết này mình sẽ viết về quan điểm cá nhân của mình ở 2 nền tảng để bạn tham khảo.

Bài viết này mình mới cập nhật do thời gian gần đây cả Haravan và Sapo đều có những thay đổi lớn – công nghệ mà. Mình sẽ liên tục cập nhật bài viết này khi có sự thay đổi để đảm bảo tính hữu ích của bài viết để bạn có lựa chọn tốt nhất.

Nếu bạn chưa đọc bạn có thể xem thêm tại: Nên lựa chọn nền tảng nào làm website bán hàng online?

Thời gian này, thực sự rất nhiều các cửa hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu, sụt giảm doanh số do dịch COVID-19 gây ra. Có lẽ mọi người cũng rất hoang mang. Tuy nhiên, có những thứ thuộc vĩ mô, chúng ta không thể thay đổi, cũng không thể biết được khi nào sẽ hết dịch, chỉ có thể tin tưởng và tuân thủ những quy định của nhà nước. Mình nghĩ rằng trong khi người khác hoang mang, chúng ta nên lạc quan nghĩ rằng có thể tận dụng khoảng thời gian nghỉ này để tối ưu lại doanh nghiệp, tìm kiểu những giải pháp mới. Trong khuôn khổ bài viết này có thể là thiết kế lại website nếu website cũ chưa tốt, tận dụng nhân sự nhàn rỗi để xây dựng website chẳng hạn!

Mình mới viết một bài viết mới rất tâm huyết: Chủ Doanh Nghiệp nên chọn kênh Digital Marketing nào để hiệu quả cho Doanh nghiệp có lẽ sẽ giúp bạn chọn lựa được kênh Digital Marketing phù hợp cho doanh nghiệp của mình!

What does’nt kill you make you stronger!

Đánh giá nền tảng Website bán hàng Sapo và Haravan

So sánh về quy mô Sapo (Bizweb) và Haravan

***Lưu ý:  Từ ngày 16/04/2018. Bizweb đã hợp nhất cùng Sapo thành nền tảng bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam. Tính đến tháng 12/2019, Sapo đã có 67,000 khách hàng lựa chọn sử dụng. Sự kiện ra mắt khá hoành tráng và được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin.. Mình cũng được bên Sapo mời tham dự sự kiện và đã có bài review, bạn có thể đọc: “Review ra mắt nền tảng bán hàng đa kênh Omnichannel Sapo X”  . Ở đây mình viết Bizweb hay Sapo Web thì đều chỉ chung 1 sản phẩm 

Một điều cần bạn cần chú ý khi sử dụng Website theo hệ thống như mình đã từng đề cập ở các bài viết khác đó là bạn sẽ mất Website đã xây dựng nếu công ty ngừng cung cấp dịch vụ. Điều này khiến nhiều bạn lo lắng vì khi bạn sử dụng Website dạng này sẽ gắn liền với công ty đó và khi công ty không tồn tại nữa thì Website của bạn cũng sẽ mất.

Vì vậy, bạn cần chọn một công ty uy tín và định hướng phát triển lâu dài. Và ở thị trường Việt Nam mình nghĩ chỉ có Sapo và Haravan là có thể khiến bạn yên tâm về điều này

Cả 2 sản phẩm đều có định hướng phát triển một hệ sinh thái thương mại điện tử để hỗ trợ người bán hàng.

Đánh giá nền tảng website bán hàng sapo và haravan

Sapo thường xuyên tham gia hoạt động xã hội như hiến máu, tặng khẩu trang,…

Sapo Web là một trong các sản phẩm của Công ty Cổ phần công nghệ Sapo (tiền thân là công ty DKT) đã được phát triển từ năm 2008 cho đến nay với hơn 67,000 khách hàng đã sử dụng dịch vụ. Sapo có trụ sở chính tại Hà Nội, các văn phòng tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Tây Nguyên…với đội ngũ nhân viên khoảng vài trăm nhân viên.

Bizweb hay Haravan

Haravan với đội ngũ trẻ tuổi và nhiệt huyết

Haravan được ra đời sau Bizweb ( Sapo) khoảng vài năm, là một thành viên gia nhập trẻ hơn nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh, có trụ sở tại Sài Gòn và trên trang chủ cũng đưa ra số liệu có hơn 50.000+. Vì theo mình nhớ vào khoảng năm 2014 thì Haravan gần như không phải là một đối trọng với Bizweb (Sapo khi đó) nhưng với sự phát triển nhanh ở thời điểm hiện tại cán cân dường như đã khá cân bằng.

Có lẽ 2 số liệu trên chỉ để tham khảo vì mình nghĩ họ đang tính số hợp đồng từ trước đến nay. Sau đó sẽ có người gia hạn tiếp, có người không, không phải số người dùng thực tế ở thời điểm hiện tại.

Xét điểm này Sapo Web nhỉnh hơn Haravan một chút với lịch sử lâu đời và quy mô “có vẻ” lớn hơn. Còn ở Haravan mình vẫn thấy một sức trẻ, tiềm năng khá lớn.

Giao diện Website

Xét về giao diện cung cấp của cả 2 nền tảng mình đánh giá là ngang bằng nhau bởi đều lấy và dựng lại khá nhiều mẫu từ các mẫu Website của nước ngoài. Đồng thời cả 2 đều là nền tảng mở để các nhà phát triển có thể bán giao diện của mình trên đó.

Giao diện đều sử dụng Responsive để tương thích với nhiều thiết bị khác nhau.

Đánh giá nền tảng website bán hàng sapo và haravan

Ở phần giao diện này, mình đánh giá cả 2 là tương đồng như nhau. Tuy nhiên, ở phần giao diện miễn phí thì mình đánh giá cao các giao diện của Haravan hơn vì tuy chỉ là miễn phí nhưng những giao diện này khá đẹp và hiện đại.

Ứng dụng và Tính năng

Gói Thiết kế Website thông thường

  • Gói Sapo Web có giá 299.000đ/tháng + 1.500.000đ phí khởi tạo Website ban đầu – sẽ được miễn phí khí khởi tạo và giảm 10% nếu bạn đăng ký từ 2 năm trở lên. Nếu bạn đăng ký Sapo bạn nên đăng ký ít nhất 2 năm để tiết kiệm chi phí hơn. Nó sẽ vào khoảng 5.088.000đ nếu bạn đăng ký 1 năm và 6.458.000đ nếu đăng ký 2 năm sử dụng.
  • Gói Advanced Website của Haravan có giá 500.000đ/tháng. Thanh toán theo năm với giá 6.000.000đ/năm

Sau này khi gia hạn mình thấy bên Sapo ghi thông tin trên trang chủ sẽ được chiết khấu tối đa là 55% nên bạn sử dụng sau này cũng sẽ rẻ đi. Còn mình tìm trên Haravan thì hiện tại không thấy, nếu bạn nào đã gia hạn Haravan hãy comment cho mình biết thông tin để mình cập nhật lên bài viết nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

Về giá bạn có thể thấy nếu đăng ký 1 năm thì giá 2 bên không chênh lệch quá nhiều nhưng nếu đăng ký 2 năm thì giá của Sapo Web sẽ rẻ hơn gần một nửa.

Giá là như vậy còn về tính năng các gói sẽ chênh lệch ra sao? Những tính năng giống nhau mình sẽ không nói đến nữa, chỉ nói đến những điểm khác nhau để bạn dễ dàng so sánh.

  • Dung lượng của Sapo Web là 1 Gb (nếu nâng cấp thêm sẽ là 120.000đ/ 1 Gb/ tháng) còn Haravan sẽ là không giới hạn.
  • Số lượng Email theo tên miền dạng email@tenmiencuaban.com của Sapo là 5 email còn Haravan là 20 email.
  • Tính năng Recover Abandoned Cart (bán lại các đơn hàng chưa hoàn tất thanh toán) hiện tại cả Sapo và Haravan đã đều có. Tính năng giúp tự động gửi mail mà khách hàng đang điền dang dở để nhắc khách hàng hoàn tất đơn hàng hoặc gửi thêm họ một mã giảm giá, để kích thích đặt mua hàng. 
  • Ở gói Website này Haravan cũng cung cấp cho bạn tính năng bán hàng tại 2 cửa hàng còn Sapo ở gói Website này thì không.
  • Sapo, Haravan đều có hỗ trợ gửi Email Marketing qua các dịch vụ lớn như Mailchimp, Sendgrid,… Vì vậy, các Doanh nghiệp, Chủ Shop muốn tận dụng lợi thế từ Email Marketing đều có thể tích hợp để gửi mail trơn tru với số lượng lớn. Mình thấy Email Remarketing lại những khách hàng đã mua hàng rất hiệu quả và tuyệt với nhưng ít doanh nghiệp ở Việt Nam tập trung thực hiện.

Cả Sapo và Haravan đều có định hướng phát triển một hệ sinh thái thương mại điện tử nên được tích hợp rất nhiều công cụ bán hàng và liên kết với các kênh như: Zalo, Facebook, Adayroi, Lazada,… Chat với khách hàng, Thanh toán,…

Tích hợp với các bên vận chuyển như Giao Hàng Nhanh, Viettel, VNpost,… để hỗ trợ vận chuyển.

Rất nhiều các app và bạn có thể chọn app phù hợp hoặc nhờ nhân viên tư vấn hỗ trợ.

Và mặt quản lý Website thì mình nghĩ sẽ không có quá nhiều điểm khác biệt giữa 2 bên vì gần như là tương đồng nhau.

Bạn có thể xem kỹ hơn tại Tính năng Advanced Website Haravan Tính năng Sapo Web .

Gói bán hàng đa kênh Omnichannel

Đây là gói bán hàng đa kênh mà chỉ khi dùng gói này bạn mới thấy tác dụng lớn nhất của việc sử dụng Website hệ thống như Haravan và Sapo. Hệ thống của họ sẽ kết nối các kênh từ online đến offline, đồng bộ các sàn thương mại điện tử,…

  • Giá gói Omnichannel của Sapo là 599.000đ/tháng phí khởi tạo là 2.000.000đ và sẽ được miễn phí phí khởi tạo và chiết khấu 20% nếu bạn đăng ký 2 năm. Như vậy phí nếu bạn đăng ký 1 năm sẽ là 9.188.000đ, nếu đăng ký 2 năm sẽ là 11.500.000đ
  • Giá gói Omnichannel của Haravan là 1.000.000đ/tháng. Như vậy phí của Haravan là 12.000.000đ/năm. Ngoài ra Haravan còn 1 gói Omnichannel cao cấp hơn với tính năng Fulfillment Network Mô hình khai thác mạng lưới điểm bán để Giao nhanh từ cửa hàng gần khách nhất, nhân viên tại cửa hàng tham gia vận hành đơn hàng online với giá 24.000.000đ/năm.

Xem thêm về bảng giá Omnichannel của Sapobảng giá Omnichannel của Haravan

Xét trên mặt bằng chung giá của gói Omnichannel này không đắt nếu như tận dụng được tính năng của nó. Quản lý tồn kho, doanh thu theo dõi các kênh tập trung, tránh gây ra những thất thoát tồn kho hoặc tồn kho sai lệch giữa nhiều kênh khác nhau. Ngoài ra, việc tích hợp với nhiều đơn vị vận chuyển rất đơn hàng, giúp không sai sót đơn hàng, mã hàng, thông tin khách hàng như cách làm thủ công thông thường.

Đặc biệt, Sapo kết nối cùng lúc 8 đơn vị vận chuyển lớn: Grab, GHN, GHTK, VNPost, AhaMove,…để so sánh phí ship giữa các đơn vị khác nhau. Ngoài ra Sapo có thêm cổng vận chuyển Sapo Express, phí ship chỉ từ 9,500đ

Bạn cũng có thể quản lý cửa hàng đơn giản trên điện thoại. Có nghĩa là bạn sẽ rảnh tay hơn thay vì như trước kia phải ngồi một chỗ. Điều này có nghĩa là khi bạn đang ngồi trong WC cũng có thể xem doanh số tăng, xem bán được ở cửa hàng nào,… Mình thì không khuyễn khích bạn làm điều này vì ngồi WC lâu có thể dẫn đến bị trĩ…

Ngoài ra, việc đẩy đơn qua các bộ phận và đơn vị vận chuyển rất đơn giản chỉ vài cú click chuột giúp bạn không bị sai sót đơn hàng, mã hàng, thông tin khách hàng như cách làm thủ công thông thường. Đồng thời giúp bạn tiết kiệm, giảm chi phí nhân viên. Chỉ tính riêng điều này cũng đã rẻ hơn rất nhiều rồi phải không?

So sánh Omnichannel của Haravan và Sapo điểm khác biệt giữa 2 nền tảng này. Đó là:

  • Với Omnichannel của Sapo hỗ trợ 1 cửa hàng, 1 website bán hàng, bán hàng trên sàn gồm Sendo, Lazada, Shopee, bán hàng trên Facebook và Website khác. Nếu muốn sử dụng thêm sẽ cần có những chi phí thêm để mở rộng nhiều kênh, nhiều gian hàng đặc biệt trên Sàn. Còn Haravan sẽ hỗ trợ sẵn 2 cửa hàng.
  • Hiện tại mình thấy Haravan có ghi đã kết nối đến Lazada, Shopee, Tiki.
  • Sapo hiện mới kết nối thêm kênh Sendo vào trong hệ thống, nên hiện tại có Lazada, Shopee, Sendo. 

Điểm khác biệt của Sapo là lấy Sapo làm lõi trung tâm xử lý đơn hàng, mọi thông tin từ tồn kho, sản phẩm, thông tin đơn hàng, khách hàng từ các kênh đều sẽ được đổ về một nơi, như vậy việc quản lý dường như thuận tiện hơn rất nhiều, đặc biệt là đơn hàng từ Sàn TMĐT. Còn với Haravan lấy trung tâm xử lý là Website.

  • Hỗ trợ bán hàng tại điểm (cửa hàng)

Về khoản này mình đánh giá Sapo cao hơn, Haravan phát triển mảng này chưa mạnh. Trước đây Haravan có liên kết cùng Kiotviet còn Sapo tự phát triển phần mềm Sapo POS phục vụ cho việc bán tại cửa hàng và Facebook. 

Mình có trải nghiệm qua sự đồng bộ giữa các kênh, có thể thấy Sapo làm rất tốt. Bạn có thể xem trên Website Sapo còn có Website riêng chuyên bán thiết bị POS cho các cửa hàng nên việc đồng bộ phần cứng, phần mềm, website chắc chắn sẽ được đồng bộ tốt hơn.

  • Hỗ trợ kênh Social

Haravan có vẻ hỗ trợ khá tốt các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo và HaraFunnel (với các tính năng tạo phễu khách hàng, chatbot,…). Nếu bạn sử dụng tốt tính năng này, xây dựng các kịch bản cho chatbot hợp lý sẽ cắt giảm khá lớn chi phí nhân viên CSKH và hỗ trợ KH nhanh và nhàn hơn. Đồng nghĩa với việc marketing trên các kênh Online. Mạng xã hội của bạn sẽ tốt hơn.

  • Chăm sóc Khách hàng

Điều này ảnh hưởng khá nhiều bởi nhân viên kinh doanh bán hàng và chăm sóc bạn. Họ có tận tâm hay không, có vì lơi ích khách hàng hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc Haravan hay Sapo chăm sóc tốt hơn.

Nếu gặp trường hợp nhân viên chăm sóc bạn không tốt, bạn hãy gọi lên tổng đài chăm sóc khách hàng và thông báo muốn đổi người hỗ trợ khác là được.

Tổng kết lại

Nếu xét trên khía cạnh quản lý tại cửa hàng và quản lý đa kênh tập trung, Sapo đang làm rất tốt. Trước đây họ cũng là nền tảng bán hàng và còn cung cấp các thiết bị phần cứng tại cửa hàng, sẵn thêm lợi thế online, Sapo định vị mình là nền tảng quản lý bán hàng đa kênh.

Nếu xét trên mảng kinh doanh Facebook, Haravan có phần nhỉnh hơn, bởi Haravan phát triển các app liên kết Facebook và Chatbot rất tốt.

Theo mình cả 2 nền tảng đều có những Tính năng tốt và Quản lý khá tiện lợi mà mình khuyên mọi người nên sử dụng. Nó rất đáng tiền.

Gợi ý của mình là nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng bán offline và bán kết hợp cả Website thì có thể sử dụng Sapo. Còn nếu bạn chủ yếu nghiêng muốn đẩy mạnh bán hàng online nhiều hơn có thể tham khảo sử dụng Haravan.

Mỗi nền tảng đều có cho dùng thử vì vậy bạn có thể đăng ký dùng thử để trải nghiệm trực tiếp xem thích nền tảng nào hơn. Tội gì không thử trước khi mất phí. Phải không?

Bạn có thể đăng ký dùng thử Sapo Web Tại đây 

Bạn có thể đăng ký dùng thử Haravan Tại đây sử dụng mã ưu đãi HPKYOZRFRD để thời gian dùng thử tăng lên thành 30 ngày và trải nghiệm gói cao nhất ( Bạn vào trang quản trị website Haravan của bạn vào phần Cấu hình và sử dụng mã ưu đãi trên )

Sau khi đăng ký sử dụng sẽ có nhân viên hỗ trợ bạn rất nhiệt tình. Tuy nhiên hãy tự mình cảm nhận và đừng quá tin vào những lời kiểu như: cam kết lên top Google, làm web xong là bán được hàng,… Đó còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn làm và Marketing sau đó. Nếu không Website đẹp đến mấy cũng chỉ là lãng phí và để vứt đi nếu không ai biết đến và không có người truy cập.

Nếu bạn muốn rõ hơn tại sao phải làm Website thì hãy đọc bài viết mới này: Làm sao để không bị ảnh hưởng mỗi khi Facebook hắt hơi?

Nếu bạn đã từng dùng Sapo hoặc Haravan hãy đưa ra ý kiến đánh giá của bạn bên dưới để mình và mọi người cùng biết nhé!

Medio

Mình là Medio, admin của Medio Finance. Các nội dung mình chia sẻ về tài chính, phát triển bản thân theo góc nhìn đơn giản hóa với mục tiêu để ai cũng dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường này. Tránh lừa đảo và thua lỗ.

Mình tham gia thị trường tài chính từ năm 2016. Sau thời gian dài tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm trong 7, 8 năm vừa qua. Hiện tại, công việc chính của mình là Trader, Investor tự do.

Ngoài ra, mình có chia sẻ kinh nghiệm của mình qua blog medio.finance, kênh Youtube Medio Finance chia sẻ kinh nghiệm trading, đầu tư hiện hơn 86.000 người theo dõi và kênh Podcast Uống trà cùng Medio chia sẻ vài câu chuyện, quan điểm cá nhân từ cuộc sống của Trader.

Mình không nhận đào tạo, không offline, hội thảo, không kêu gọi đầu tư, copytrade, huy động vốn hay đại diện cho bất cứ sàn giao dịch nào. Mọi người lưu ý giúp mình để tránh lừa đảo!