Với sự phát triển bùng nổ của Thương mại điện tử, có rất nhiều nền tảng Website ra đời để đáp ứng nhu cầu bán hàng online cho mọi người. Cũng chính vì vậy, sẽ gây khó khăn rất lớn cho bạn để lựa chọn cho mình nền tảng Website phù hợp.

Không có giải pháp nào là hoàn hảo 100% và phù hợp cho tất cả mọi người cả. Bạn sẽ bị choáng ngợp bởi các mức giá từ vài trăm nghìn đến vài chục, vài trăm triệu của các dịch vụ thiết kế Website. Đương nhiên, tiền nào của đấy nhưng mình sẽ giúp bạn lựa chọn nền tảng phù hợp nhất với công việc kinh doanh của bạn.

Bạn nên đọc bài viết: Bí quyết bán hàng online cho người mới bắt đầu để biết kênh bán hàng nào phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Nên thiết kế Website bán hàng bằng nền tảng nào?

Hãy cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của một số nền tảng làm Website nổi bật hiện nay để có lựa chọn cho riêng mình nhé!

Nên chọn nền tảng nào khi thiết kế website bán hàng 2019

1. Ladipage – thiết kế Landing Page.

Nếu bạn đang bán Dịch vụ hoặc bán các sản phẩm riêng lẻ chủ chốt chẳng hạn như: Vay tín dụng, Dự án bất động sản, Thực phẩm chức năng,… đặc biệt là các dạng bán hàng bạn chỉ cần khách hàng điền vào form thông tin để tư vấn thì mình khuyên bạn không nên mất thời gian làm Website bán hàng làm gì.

Làm landing page sẽ vừa tiết kiệm chi phí, vừa đơn giản và tạo chuyển đổi cho sản phẩm của bạn tốt hơn! Đó là lý do mình đưa phần này lên đầu tiên bởi nếu làm Landing Page là đáp ứng đủ nhu cầu của bạn rồi thì bạn không cần thiết phải đọc các phần sau nữa.

Hiện tại, nền tảng mình thấy tốt nhất ở Việt Nam để bạn sử dụng là Ladipage với những ưu điểm sau:

  • Không cần biết code.

Ladipage giúp bạn thiết kế một landing page theo dạng kéo thả mà không cần biết đến code. Ngoài ra Ladipage là nền tảng landing page hệ thống nên đã chạy sẵn mà không cần bạn mua hosting hay cài đặt phức tạp. Chỉ cần trỏ tên miền về là xong (hoặc có thể sử dụng luôn tên miền con do Ladipage tự tạo ra)

  • Tiết kiệm, thời gian tiền bạc.

Không như trước kia viết làm Landing page bạn phải thuê thiết kế với chi phí đắt đỏ cho từng Landing page. Ladipage cho phép bạn tạo landing page cực nhanh với các mẫu giao diện có sẵn và chỉnh sửa bằng cách kéo thả đơn giản và tạo landing page số lượng tùy ý mà không lo lắng về chi phí.

thiết kế landing pageNgoài ra bạn có thể nhân bản các Landing page của mình với vài cú click chuột. Điều này rất hay vì bạn có thể tạo Landing page cho từng nhóm quảng cáo để phù hợp với đối tượng Khách hàng của mình. Chẳng hạn: Khách hàng nào tìm kiếm về giá thì bạn có thể trỏ đến landing page có giá ngay trên đầu, Khách hàng nào quan tâm đến đặc tính sản phẩm có thể nhân bản landingpage và chuyển phần đặc tính này nên đầu tiên để phù hợp với họ. Mình đã áp dụng và thấy tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn khá nhiều -> giảm chi phí quảng cáo.

  • Tốc độ nhanh.

Ladipage được tối ưu tốt nên tốc độ load trang cực nhanh, gần như ngay lập tức. Điều này vừa tốt cho trải nghiệm người dùng, vừa tốt cho SEO.

  • Kết nối với nhiều nền tảng khác

Ladipage được kết nối với khá nhiều các nền tảng khác nhau giúp bạn xuất landing page, lưu trữ data, đo lường chuyển đổi nên sẽ rất tiện cho bạn tối ưu chuyển đổi. Đặc biệt là với các bạn muốn tạo Landing Page để chạy quảng cáo.

  • Cập nhật liên tục.

Founder của Ladipage là anh Bình Nguyễn (người sáng lập cộng đồng iSocial) rất giỏi và có uy tín cao trong cộng đồng Marketing. Anh Bình Nguyễn cũng bán hàng Dropshiping tại thị trường nước ngoài nên mình thấy mỗi khi nước ngoài có gì hay ho Ladipage đều được cập nhật.

Ladipage cũng là một dạng Website theo hệ thống tức là website sẽ đặt chung trên server theo dạng đám mây, cùng database chỉnh sửa và làm mọi thao tác trên đó.

Khi đăng ký bạn sẽ được cấp một tên miền con riêng trên hệ thống và có thể trỏ tên miền riêng của mình về để sử dụng. Do đã được chạy sẵn trên server nên bạn sẽ không cần phải mua hosting nữa, chứng chỉ bảo mật SSL cũng sẽ được cung cấp miễn phí nếu bạn đăng ký sử dụng.

Bạn nên thử nghiệm trước để làm quen và xem có phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình hay không. Ladipage có cho người dùng đăng ký sử dụng miễn phí 30 ngày TẠI ĐÂY

Bạn có thể đọc bài viết mới của mình về Landing Page: “Đánh giá nền tảng thiết kế Landing Page tốt nhất” để lựa chọn cho mình nền tảng thiết kế Landing page phù hợp

2. Opencart

Opencart là một mã nguồn mở TMĐT cũng khá nổi tiếng trước đây và được không ít Shop sử dụng cho website của mình.

Opencart cũng sở hữu đầy đủ các tính năng cho một Website thương mại điện tử như Mua hàng, Khuyến mại, Tồn kho, Tính thuế, Vận chuyển,… Và có ưu điểm là tốt độ load trang rất nhanh.

Trước đây, vào thời kỳ đầu bán hàng mình cũng có sử dụng một vài Website bằng Opencart. Tuy nhiên sau khi sử dụng một thời gian mình thấy có một số nhược điểm mà mình không muốn sử dụng nó nữa:

  • Nhập liệu khó khăn

Điều này bạn sẽ thấy được sau khi sử dụng các nền tảng khác. Phần nhập liệu của Opencart không được tối ưu, bao lâu vẫn thế. Rất nhiều phần như đường dẫn sản phẩm, tên sản phẩm,… không auto mà phải điền vào tay làm rất mất thời gian.

Phần nhập ảnh rất khó chịu khi phải chọn ảnh và tìm ảnh vì không được sắp xếp theo thứ tự ảnh mới nhất lên đầu để dễ dàng lựa chọn.

Có nên dùng opencart làm website bán hàng

Nếu Website của bạn có nhiều sản phẩm thì đó đúng là một ác mộng.

  • Ít Plugin hỗ trợ & giá cao

Các plugin của Opencart không đa dạng và giá rất cao.. Sử dụng cũng rất khó nếu bạn là một người không chuyên về code.

  • Cộng đồng Người dùng, nhà phát triển ít.

Chính điều này gây ra sự nghèo nàn cho mã nguồn này, khi bạn cần sẽ rất ít cho người hỗ trợ bạn. Code cũng ít khi được cập nhật hay có bản mới. Điều này làm cho Website của bạn không được cập nhật, thực sự nó rất thiệt thòi nếu là một Website bán hàng vì các công cụ để tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng và kết nối các kênh xã hội gần như là thiết yếu.

Vì vậy, nếu bạn làm một Website bán hàng mới thì mình khuyên bạn không nên làm bằng  Opencart vì có rất nhiều mã nguồn hiện nay tối ưu hơn dành cho bạn.

3. Mã nguồn CMS riêng.

Hiện có rất nhiều bên thiết kế Website sử dụng các bộ code CMS được tạo riêng để làm Website cho khách hàng với chi phí thì đủ loại từ vài trăm nghìn đến chục triệu đồng. Rất nhiều người rất thích thú khoe Website của mình là code riêng, lầm tưởng rằng đã đầu tư vài triệu đồng là phải có code riêng, không phải mã nguồn mở. Điều này với mình là sai lầm bởi vì:

  • Code riêng sẽ là rất tuyệt vời nếu bạn đầu tư vài chục triệu trở lên thuê các lập trình viên cao cấp code cho mình. Còn nếu không nó rất dễ lỗi bởi vì ít được kiểm chứng nhiều khi chạy.
  • Bạn nghĩ rằng code riêng sẽ khó bị hack? Sai lầm, bởi vì những lập trình viên vườn sẽ không đủ khả năng để code bảo mật cho bạn khi Website của bạn giá chỉ có vài triệu đồng. Còn vì sao có quan niệm mã nguồn mở dễ bị hack mình sẽ nói bên dưới nhé.
  • Website của bạn sẽ chẳng bao giờ được cập nhật đâu. Thứ nhất vì khi cần thì ông lập trình viên đấy chưa chắc đã còn làm để bạn thuê, chi phí muốn thêm tính năng này, tính năng kia sẽ rất cao. Tìm ông khác để làm thì phần lớn chẳng ông lập trình viên nào rảnh ngồi tìm hiểu bộ code của một thằng khác viết để cập nhật cho bạn cả. Họ sẽ khuyên bạn nên làm lại Web. Thế đấy! Chắc chẳng ai muốn làm 1 cái web rồi 1,2 năm sau lỗi thời, nhìn Website đối thủ được cập nhật, tối ưu về bán hàng mà nhỏ dãi đâu nhỉ?
  • Không liên kết được với các kênh khác. Bán hàng đa kênh đang là xu hướng của những năm gần đây, vì bạn không muốn mình phụ thuộc chỉ vào một kênh bán hàng. Chỉ cần ở đâu có Khách hàng tiềm năng, chúng ta sẽ có ở đó. Tuy nhiên, để bán hàng đa kênh Website của bạn cần liên kết các kênh với nhau để giảm thời gian và công sức cho việc quản lý các kênh. Nếu không bạn sẽ mất nhiều thời gian quản lý, tốn nhiều tiền để thuê nhân viên và khó tránh được các sai sót hay nhập liệu.

4. Magento

Magento được phát triển bởi công ty Varien Inc có trụ sở ở California, Mỹ với sự hỗ trợ của cộng đồng. Magento đã từng được eBay mua lại và phát triển, nhưng ở thời điểm hiện tại Magento đang là một công ty thành viên của Adobe

Đây là một nền tảng Website TMĐT rất mạnh mẽ và chuyên nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều Website thương mại điện tử lớn, công ty đa quốc gia sử dụng mã nguồn này nhờ các tính năng ưu việt cho Website bán hàng.

Magento sẽ có 2 loại phiên bản:

Magento Comunity Edition – phiên bản miễn phí

Magento Enterprise – Phiên bản Magento chuyên nghiệp tích hợp các tính năng mạnh mẽ nhất cho các website “khủng” của các Shop bán hàng lớn với giá rất “chát”

Ở Việt Nam cũng có một số công ty lập trình lớn chuyên về Magento.

Trước đây, sử dụng Magento khá khó khăn vì mã nguồn này khá kén hosting và rất nặng. Bộ cài gốc đã vào khoảng gần 300mb. Các extensions, themes của Magento cũng rất đắt đỏ.

Vì vậy:

  • Nếu bạn cần một Website TMĐT chuyên nghiệp, nhiều sản phẩm, quy mô lớn và ngân sách dồi dào thì có thể sử dụng mã nguồn này vì nó thực sự rất mạnh và chuyên nghiệp
  • Nếu nhu cầu của bạn chỉ là Website shop bán hàng, dễ sử dụng, ngân sách không dồi dào thì không nên sử dụng vì không khác cầm dao mổ lợn cắt tiết gà. Sẽ rất lãng phí và không cần thiết.

Bản thân mình thì không dùng Magento vì khi mình tự tìm hiểu và làm thấy khá lâu và phức tạp hơn các mã nguồn khác, với một điều nữa là mình làm ăn cò con, store nhỏ nên không có nhu cầu sử dụng.haha. Và có các nền tảng khác giá ổn phù hợp với mình hơn.

5. Website hệ thống (Bizweb – Sapo, Haravan)

Câu hỏi có lẽ rất nhiều bạn phân vân là nên sử dụng Sapo hay Haravan. Tuy nhiên mình muốn bạn có cái nhìn tổng quát trước tiên về cả 2 nền tảng này so với các nền tảng khác.

***Lưu ý:  Ngày 16/04/2018 Bizweb đã hợp nhất cùng Sapo thành nền tảng bán hàng đa kênh Sapo nên ở đây mình viết Bizweb hay Sapo Web thì đều chỉ chung 1 sản phẩm 

2 nền tảng này tương tự như nhau vì vậy mình sẽ gộp chung lại. Về cơ bản đây đều là dạng Website hệ thống ( tức là tất cả Website đều chạy trên cùng một bộ code hệ thống được tạo sẵn và cùng database).

Có nên sử dụng Sapo Web và Haravannên dùng bizweb hay haravan

Khi bạn đăng ký sử dụng bạn sẽ được cấp môt tên miền con không đổi trên hệ thống. Sau đó bạn có thể trỏ tên miền Website riêng của mình về để  tùy ý sử dụng. (tương tự như Ladipage – nhưng Ladipage chuyên về Landing Page)

Điểm mạnh của 2 nền tảng này đó là:

  • Dễ sử dụng, Các module được tạo sẵn và chỉnh sửa dạng kéo thả.
  • Được hỗ trợ khi cần và cập nhật thường xuyên. Hầu hết khi thị trường có gì mới đều được họ cập nhật.
  • Bán hàng đa kênh rất tốt với việc liên kết với các Cổng thanh toán, Mạng xã hội, các Sàn thương mại điện tử, đơn vị vận chuyển, POS ( bán hàng tại cửa hàng) nên việc quản lý hàng tồn, doanh số rất đơn giản và chính xác. Giúp bạn loại bỏ được nhiều chi phí thuê nhân viên và tránh sai sót số liệu,…
  • Có khá nhiều các công cụ hỗ trợ như: Gửi email marketing, Quản lý fanpage FB, Zalo,…
  • Website khó bị hack hơn vì hệ thống được bảo mật tốt.
  • Không phải lo mất lượng truy cập, nghẽn Website khi lượng truy cập Website của bạn đăng đột biến. Do sử dụng server lớn của Haravan & Sapo (nhưng đôi khi cũng là nhược điểm bạn có thể xem bên dưới)
  • Được các chuyên gia nghiên cứu nên Website được tối ưu dành cho bán hàng rất tốt.
  • Được nhân viên hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng.
  • Đều có app hỗ trợ bán hàng, quản lý tiện lợi trên Mobile.

Nhược điểm là:

  • Website theo hệ thống nên sẽ có nhiều phần bó hẹp không thể tùy biến được như khi dùng dùng Website riêng.
  • Mất Website nếu ngừng dịch vụ vì website theo hệ thống không thể bàn giao code.
  • Bị phụ thuộc vì phải ký hợp đồng theo thời gian. Không thể chuyển nhà cung cấp vì khi đó sẽ phải xây dựng lại Website.
  • Dễ bị đối thủ của Haravan hay Sapo chơi xấu DDos gây chậm, không thể truy cập được.
  • Khi cài thêm một số ứng dụng sẽ mất phí và đặc biệt hầu hết đều tính theo tháng chứ không phải vĩnh viễn.

2 bên này đều đang phát triển theo hướng mã nguồn mở hệ thống tương tự Shopify với các app có thể cài đặt thêm tạo môi trường mở cho các lập trình viên.

Vậy bạn nên chọn sử dụng Sapo Web và Haravan khi nào?

Nếu bạn không có nhiều kiến thức về lập trình hay chỉnh sửa Website thì đây nên là một sự lựa chọn của bạn.

Thay vì lo lắng mất thời gian vào việc tạo Website bạn có thể để các nhân viên của Sapo Web và Haravan giúp bạn điều này và dành thời gian cho việc bán hàng và phát triển Website.

Bán hàng online là xu hướng và ngày càng cạnh tranh hơn vì vậy bạn hãy tập trung nhiều hơn cho việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng. Khi sử dụng các nền tảng này bạn cũng sẽ được tối ưu tương thích tốt một số kênh marketing, vận chuyển hàng tại Việt Nam.

Mỗi nền tảng đều cho khách hàng sử dụng dùng thử trong khoảng 15 -30 ngày. Bạn có thể đăng ký để dùng thử và trải nghiệm. Trong thời gian này nhân viên của Sapo và Haravan sẽ hỗ trợ bạn rất nhiệt tình.

Tuy nhiên hãy cẩn thận với những lời mời chào kiểu: tối ưu tự động SEO lên top Google, cam kết từ khóa sẽ lên Top… Tất cả chỉ là tham khảo, hãy sử dụng trải nghiệm của bản thân mình xem có phù hợp không? Vì khi hợp đồng đã ký mà bạn không tận dụng được thì sẽ rất lãng phí vì chi phí cao.

Bạn có thể đăng ký dùng thử Haravan tại đây và sử dụng mã ưu đãi HPKYOZRFRD để thời gian dùng thử tăng lên thành 30 ngày và trải nghiệm gói cao nhất ( Bạn vào trang quản trị website Haravan của bạn vào phần Cấu hình và sử dụng mã ưu đãi trên ) 

Bạn có thể đăng ký dùng thử Sapo tại đây.

Còn một vài bên nữa cũng làm dạng Website hệ thống như thế này nhưng mình khuyên bạn chỉ nên chọn 1 trong 2 nhà cung cấp này vì có uy tín và quy mô lớn trên thị trường. Đây có lẽ cũng là lo lắng của nhiều người khi dùng Website hệ thống vì sợ công ty phá sản, hoặc ngừng cung cấp dịch vụ thì mình sẽ mất Website đã xây dựng.

Để quyết định lựa chọn Sapo hay Haravan bạn hãy đọc thêm bài viết: So sánh Bizweb và Haravan bạn nên sử dụng bên nào?

5. Woocommerce (WordPress) – Mình đang sử dụng

Woocommerce thực chất là một Plugin hỗ trợ bán hàng của nền tảng WordPress. Tuy nhiên với lợi thế về cộng đồng phát triển và người dùng cực đông nên sau thời gian phát triển Woocommcerce giờ không khác gì một mã nguồn bán hàng với nhiều ưu điểm.

Làm Website bán hàng bằng Woocommerce

Ưu điểm:

  • Rất dễ sử dụng, và chi phí rẻ.
  • Sao lưu được mã nguồn để giữ lại hoặc chuyển hosting khi cần.
  • Cộng đồng phát triển đông. Vài chục nghìn Plugin của WordPress hỗ trợ bạn. Bạn chỉ cần dùng các Plugin free cũng đã rất tuyệt vời rồi. Khi hỏi giải đáp cũng rất nhiều diễn đàn, Website hỗ trợ bạn.
  • Chính vì cộng đồng phát triển đông nên bạn sẽ không gặp bất cứ khó khăn gì khi cần thuê người nâng cấp hoặc chỉnh sửa Website,
  • Thừa hưởng các ưu điểm của WordPress: SEO tốt, tin tức cũng được hỗ trợ chuyên nghiệp vì WordPress ban đầu là nền tảng Website blog, tin tức.
  • Được cập nhật liên tục miễn phí.
  • Kho giao diện đồ sộ: Miễn phí có, Trả phí có, Null có. Các giao diện trả phí bạn có thể mua ở các chợ theme lớn như: Themeforest, Envato,..  được tùy biến, tối ưu rất tốt. Bạn có thể chỉnh màu Website, sửa Website với thao tác lựa chọn, kéo thả rất đơn giản.

Khi sử dụng bạn sẽ thấy sự tiện dụng của và mở rộng tuyệt vời của nó, khi cài các Plugin cần thiết một cách hợp lý và đầy đủ bạn sẽ muốn ném tất cả các Website bạn đã dùng đi. Tin mình đi! Vì đến bây giờ cứ sau một thời gian mình lại tìm hiểu thêm được những plugin tuyệt vời cho Website của mình.

Nhược điểm:

  • Nhiều người cho rằng  Website WordPress dễ bị hack. Điều này đúng một phần vì hầu hết bị hack là do họ hoặc người thiết kế Website sử dụng Theme hoặc các Plugin được share trên mạng bị dính mã độc.
  • Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc Website của mình. Và bạn cần biết 1 chút kiến thức về code nếu muốn tự làm cho mình.
  • Nếu quá nhiều sản phẩm tốc độ có thể bị chậm. (khoảng 1000 sản phẩm trở lên vì mình đã làm cho một số bạn khoảng gần 1000 sản phẩm chạy vẫn rất ok)
  • Có thể liên kết với một số cổng thanh toán, đơn vị vận chuyển tại Việt Nam tuy nhiên số lượng chưa nhiều.

Sau một thời gian dài tìm hiểu và sử dụng rất nhiều nền tảng khác nhau, tất cả các Website về sau mình làm đều bằng WordPress. Thực sự, sau khi sử dụng bạn mới biết được những tính năng tuyệt vời của nó. Như mình hiện tại vẫn chưa khám phá hết được vì số lượng plugin quá nhiều.

Bạn có thể làm từ Website book vé, Diễn đàn, Giới thiệu sản phẩm,…. từ WordPress bằng việc sử dụng các Plugin.

SEO hay nhập dữ liệu cũng rất ổnnhờ các công cụ mạnh mẽ như Yoast SEO, …

Vì mình là một người dùng và Marketing (không phải coder) nên điều mình cần là dễ sử dụng, hỗ trợ tốt cho việc bán hàng nên mình thường đi mua theme và tự sửa. Chi phí rẻ hơn so với giá ít nhất 5-7 triệu để có một Website tương tự khá khá có thể sử dụng được.

Nhờ vậy hiện tại mình đã tự xây dựng được 1 quy trình Website bán hàng cho riêng mình khá dễ dàng và sử dụng khá ổn: nhập liệu, SEO, giao diện tương thích mọi thiết bị, hệ thống mail báo đơn hàng khi khách đặt, tùy biến các tính năng đặt hàng đơn giản để phù hợp với người Việt giúp bạn có thể check đơn hàng trên điện thoại và hỗ trợ khách hàng gần như ngay lập tức.

***

Rất cảm ơn mọi người đã quan tâm trong thời gian qua. 

Làm sao để không phụ thuộc vào facebook

Quan điểm cá nhân mình thì cơn sốt thương mại điện tử đã giảm đi nhiều. Dần dần những đơn vị thiếu chuyên nghiệp, làm ăn chộp giật, lừa đảo khách hàng sẽ không còn cháo để ăn. Vì vậy, nếu bạn có tư tưởng này. Hãy thay đổi trước khi quá muộn, hãy tập trung xây dựng thương hiệu, xây dựng sản phẩm, dịch vụ tốt, cải thiện mối quan hệ khách hàng, đặc biệt tận dụng Data khách hàng để giảm chi phí quảng cáo.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Làm sao để không bị ảnh hưởng kinh doanh mỗi khi Facebook hắt hơi?

Hãy xây dựng Website cho mình, đừng quá phụ thuộc vào Facebook. Biến nó thành kênh kiếm tiền chứ không phải trở thành nô lệ nộp tiền quảng cáo. Website tượng trưng cho ngôi nhà của bạn, còn Facebook hay các nền tảng xã hội chỉ như là một Kiot cho thuê, họ có thể đá bạn ra đường bất cứ khi nào vì chấp nhận chơi trên sân của họ, tuân thủ theo luật của họ.

Medio

Mình là Medio, admin của Medio Finance. Các nội dung mình chia sẻ về tài chính, phát triển bản thân theo góc nhìn đơn giản hóa với mục tiêu để ai cũng dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường này. Tránh lừa đảo và thua lỗ.

Mình tham gia thị trường tài chính từ năm 2016. Sau thời gian dài tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm trong 7, 8 năm vừa qua. Hiện tại, công việc chính của mình là Trader, Investor tự do.

Ngoài ra, mình có chia sẻ kinh nghiệm của mình qua blog medio.finance, kênh Youtube Medio Finance chia sẻ kinh nghiệm trading, đầu tư hiện hơn 86.000 người theo dõi và kênh Podcast Uống trà cùng Medio chia sẻ vài câu chuyện, quan điểm cá nhân từ cuộc sống của Trader.

Mình không nhận đào tạo, không offline, hội thảo, không kêu gọi đầu tư, copytrade, huy động vốn hay đại diện cho bất cứ sàn giao dịch nào. Mọi người lưu ý giúp mình để tránh lừa đảo!