Haravan và Sapo có tốt không?
Bài viết trước mình đã nói về những ưu điểm và nhược điểm chung của Website hệ thống (với đại diện là Sapo và Haravan) so với các nền tảng Website bán hàng khác. Khá nhiều bạn yêu cầu so sánh Sapo và Haravan nên bài viết này mình sẽ viết về quan điểm cá nhân của mình ở 2 nền tảng để bạn tham khảo.
Bài viết này mình mới cập nhật do thời gian gần đây cả Haravan và Sapo đều có những thay đổi lớn – công nghệ mà. Mình sẽ liên tục cập nhật bài viết này khi có sự thay đổi để đảm bảo tính hữu ích của bài viết để bạn có lựa chọn tốt nhất.
Nếu bạn chưa đọc bạn có thể xem thêm tại: Nên lựa chọn nền tảng nào làm website bán hàng online?
Thời gian này, thực sự rất nhiều các cửa hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu, sụt giảm doanh số do dịch COVID-19 gây ra. Có lẽ mọi người cũng rất hoang mang. Tuy nhiên, có những thứ thuộc vĩ mô, chúng ta không thể thay đổi, cũng không thể biết được khi nào sẽ hết dịch, chỉ có thể tin tưởng và tuân thủ những quy định của nhà nước. Mình nghĩ rằng trong khi người khác hoang mang, chúng ta nên lạc quan nghĩ rằng có thể tận dụng khoảng thời gian nghỉ này để tối ưu lại doanh nghiệp, tìm kiểu những giải pháp mới. Trong khuôn khổ bài viết này có thể là thiết kế lại website nếu website cũ chưa tốt, tận dụng nhân sự nhàn rỗi để xây dựng website chẳng hạn!
Mình mới viết một bài viết mới rất tâm huyết: Chủ Doanh Nghiệp nên chọn kênh Digital Marketing nào để hiệu quả cho Doanh nghiệp có lẽ sẽ giúp bạn chọn lựa được kênh Digital Marketing phù hợp cho doanh nghiệp của mình!
What does'nt kill you make you stronger!
Đánh giá nền tảng Website bán hàng Sapo và Haravan
So sánh về quy mô Sapo (Bizweb) và Haravan
***Lưu ý: Từ ngày 16/04/2018. Bizweb đã hợp nhất cùng Sapo thành nền tảng bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam. Tính đến tháng 12/2019, Sapo đã có 67,000 khách hàng lựa chọn sử dụng. Sự kiện ra mắt khá hoành tráng và được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin.. Mình cũng được bên Sapo mời tham dự sự kiện và đã có bài review, bạn có thể đọc: “Review ra mắt nền tảng bán hàng đa kênh Omnichannel Sapo X” . Ở đây mình viết Bizweb hay Sapo Web thì đều chỉ chung 1 sản phẩm
Một điều cần bạn cần chú ý khi sử dụng Website theo hệ thống như mình đã từng đề cập ở các bài viết khác đó là bạn sẽ mất Website đã xây dựng nếu công ty ngừng cung cấp dịch vụ. Điều này khiến nhiều bạn lo lắng vì khi bạn sử dụng Website dạng này sẽ gắn liền với công ty đó và khi công ty không tồn tại nữa thì Website của bạn cũng sẽ mất.
Vì vậy, bạn cần chọn một công ty uy tín và định hướng phát triển lâu dài. Và ở thị trường Việt Nam mình nghĩ chỉ có Sapo và Haravan là có thể khiến bạn yên tâm về điều này
Cả 2 sản phẩm đều có định hướng phát triển một hệ sinh thái thương mại điện tử để hỗ trợ người bán hàng.
[fusion_builder_container hundred_percent=”yes” overflow=”visible”][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”no” center_content=”no” min_height=”none”]Sapo Web là một trong các sản phẩm của Công ty Cổ phần công nghệ Sapo (tiền thân là công ty DKT) đã được phát triển từ năm 2008 cho đến nay với hơn 67,000 khách hàng đã sử dụng dịch vụ. Sapo có trụ sở chính tại Hà Nội, các văn phòng tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Tây Nguyên…với đội ngũ nhân viên khoảng vài trăm nhân viên.
[/fusion_builder_column][fusion_builder_column type=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”no” center_content=”no” min_height=”none”]Haravan được ra đời sau Bizweb ( Sapo) khoảng vài năm, là một thành viên gia nhập trẻ hơn nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh, có trụ sở tại Sài Gòn và trên trang chủ cũng đưa ra số liệu có hơn 50.000+. Vì theo mình nhớ vào khoảng năm 2014 thì Haravan gần như không phải là một đối trọng với Bizweb (Sapo khi đó) nhưng với sự phát triển nhanh ở thời điểm hiện tại cán cân dường như đã khá cân bằng.
Có lẽ 2 số liệu trên chỉ để tham khảo vì mình nghĩ họ đang tính số hợp đồng từ trước đến nay. Sau đó sẽ có người gia hạn tiếp, có người không, không phải số người dùng thực tế ở thời điểm hiện tại.
Xét điểm này Sapo Web nhỉnh hơn Haravan một chút với lịch sử lâu đời và quy mô “có vẻ” lớn hơn. Còn ở Haravan mình vẫn thấy một sức trẻ, tiềm năng khá lớn.
Giao diện Website
Xét về giao diện cung cấp của cả 2 nền tảng mình đánh giá là ngang bằng nhau bởi đều lấy và dựng lại khá nhiều mẫu từ các mẫu Website của nước ngoài. Đồng thời cả 2 đều là nền tảng mở để các nhà phát triển có thể bán giao diện của mình trên đó.
Giao diện đều sử dụng Responsive để tương thích với nhiều thiết bị khác nhau.
Ở phần giao diện này, mình đánh giá cả 2 là tương đồng như nhau. Tuy nhiên, ở phần giao diện miễn phí thì mình đánh giá cao các giao diện của Haravan hơn vì tuy chỉ là miễn phí nhưng những giao diện này khá đẹp và hiện đại.
Ứng dụng và Tính năng
Gói Thiết kế Website thông thường
- Gói Sapo Web có giá 299.000đ/tháng + 1.500.000đ phí khởi tạo Website ban đầu – sẽ được miễn phí khí khởi tạo và giảm 10% nếu bạn đăng ký từ 2 năm trở lên. Nếu bạn đăng ký Sapo bạn nên đăng ký ít nhất 2 năm để tiết kiệm chi phí hơn. Nó sẽ vào khoảng 5.088.000đ nếu bạn đăng ký 1 năm và 6.458.000đ nếu đăng ký 2 năm sử dụng.
- Gói Advanced Website của Haravan có giá 500.000đ/tháng. Thanh toán theo năm với giá 6.000.000đ/năm
Sau này khi gia hạn mình thấy bên Sapo ghi thông tin trên trang chủ sẽ được chiết khấu tối đa là 55% nên bạn sử dụng sau này cũng sẽ rẻ đi. Còn mình tìm trên Haravan thì hiện tại không thấy, nếu bạn nào đã gia hạn Haravan hãy comment cho mình biết thông tin để mình cập nhật lên bài viết nhé. Cảm ơn bạn nhiều!
Về giá bạn có thể thấy nếu đăng ký 1 năm thì giá 2 bên không chênh lệch quá nhiều nhưng nếu đăng ký 2 năm thì giá của Sapo Web sẽ rẻ hơn gần một nửa.
Giá là như vậy còn về tính năng các gói sẽ chênh lệch ra sao? Những tính năng giống nhau mình sẽ không nói đến nữa, chỉ nói đến những điểm khác nhau để bạn dễ dàng so sánh.
- Dung lượng của Sapo Web là 1 Gb (nếu nâng cấp thêm sẽ là 120.000đ/ 1 Gb/ tháng) còn Haravan sẽ là không giới hạn.
- Số lượng Email theo tên miền dạng email@tenmiencuaban.com của Sapo là 5 email còn Haravan là 20 email.
- Tính năng Recover Abandoned Cart (bán lại các đơn hàng chưa hoàn tất thanh toán) hiện tại cả Sapo và Haravan đã đều có. Tính năng giúp tự động gửi mail mà khách hàng đang điền dang dở để nhắc khách hàng hoàn tất đơn hàng hoặc gửi thêm họ một mã giảm giá, để kích thích đặt mua hàng.
- Ở gói Website này Haravan cũng cung cấp cho bạn tính năng bán hàng tại 2 cửa hàng còn Sapo ở gói Website này thì không.
- Sapo, Haravan đều có hỗ trợ gửi Email Marketing qua các dịch vụ lớn như Mailchimp, Sendgrid,… Vì vậy, các Doanh nghiệp, Chủ Shop muốn tận dụng lợi thế từ Email Marketing đều có thể tích hợp để gửi mail trơn tru với số lượng lớn. Mình thấy Email Remarketing lại những khách hàng đã mua hàng rất hiệu quả và tuyệt với nhưng ít doanh nghiệp ở Việt Nam tập trung thực hiện.
Cả Sapo và Haravan đều có định hướng phát triển một hệ sinh thái thương mại điện tử nên được tích hợp rất nhiều công cụ bán hàng và liên kết với các kênh như: Zalo, Facebook, Adayroi, Lazada,… Chat với khách hàng, Thanh toán,…
Tích hợp với các bên vận chuyển như Giao Hàng Nhanh, Viettel, VNpost,… để hỗ trợ vận chuyển.
Rất nhiều các app và bạn có thể chọn app phù hợp hoặc nhờ nhân viên tư vấn hỗ trợ.
Và mặt quản lý Website thì mình nghĩ sẽ không có quá nhiều điểm khác biệt giữa 2 bên vì gần như là tương đồng nhau.
Bạn có thể xem kỹ hơn tại Tính năng Advanced Website Haravan và Tính năng Sapo Web .
Gói bán hàng đa kênh Omnichannel
Đây là gói bán hàng đa kênh mà chỉ khi dùng gói này bạn mới thấy tác dụng lớn nhất của việc sử dụng Website hệ thống như Haravan và Sapo. Hệ thống của họ sẽ kết nối các kênh từ online đến offline, đồng bộ các sàn thương mại điện tử,…
- Giá gói Omnichannel của Sapo là 599.000đ/tháng phí khởi tạo là 2.000.000đ và sẽ được miễn phí phí khởi tạo và chiết khấu 20% nếu bạn đăng ký 2 năm. Như vậy phí nếu bạn đăng ký 1 năm sẽ là 9.188.000đ, nếu đăng ký 2 năm sẽ là 11.500.000đ
- Giá gói Omnichannel của Haravan là 1.000.000đ/tháng. Như vậy phí của Haravan là 12.000.000đ/năm. Ngoài ra Haravan còn 1 gói Omnichannel cao cấp hơn với tính năng Fulfillment Network Mô hình khai thác mạng lưới điểm bán để Giao nhanh từ cửa hàng gần khách nhất, nhân viên tại cửa hàng tham gia vận hành đơn hàng online với giá 24.000.000đ/năm.
Xem thêm về bảng giá Omnichannel của Sapo và bảng giá Omnichannel của Haravan
Xét trên mặt bằng chung giá của gói Omnichannel này không đắt nếu như tận dụng được tính năng của nó. Quản lý tồn kho, doanh thu theo dõi các kênh tập trung, tránh gây ra những thất thoát tồn kho hoặc tồn kho sai lệch giữa nhiều kênh khác nhau. Ngoài ra, việc tích hợp với nhiều đơn vị vận chuyển rất đơn hàng, giúp không sai sót đơn hàng, mã hàng, thông tin khách hàng như cách làm thủ công thông thường.
Đặc biệt, Sapo kết nối cùng lúc 8 đơn vị vận chuyển lớn: Grab, GHN, GHTK, VNPost, AhaMove,…để so sánh phí ship giữa các đơn vị khác nhau. Ngoài ra Sapo có thêm cổng vận chuyển Sapo Express, phí ship chỉ từ 9,500đ
Bạn cũng có thể quản lý cửa hàng đơn giản trên điện thoại. Có nghĩa là bạn sẽ rảnh tay hơn thay vì như trước kia phải ngồi một chỗ. Điều này có nghĩa là khi bạn đang ngồi trong WC cũng có thể xem doanh số tăng, xem bán được ở cửa hàng nào,… Mình thì không khuyễn khích bạn làm điều này vì ngồi WC lâu có thể dẫn đến bị trĩ…
Ngoài ra, việc đẩy đơn qua các bộ phận và đơn vị vận chuyển rất đơn giản chỉ vài cú click chuột giúp bạn không bị sai sót đơn hàng, mã hàng, thông tin khách hàng như cách làm thủ công thông thường. Đồng thời giúp bạn tiết kiệm, giảm chi phí nhân viên. Chỉ tính riêng điều này cũng đã rẻ hơn rất nhiều rồi phải không?
So sánh Omnichannel của Haravan và Sapo điểm khác biệt giữa 2 nền tảng này. Đó là:
- Với Omnichannel của Sapo hỗ trợ 1 cửa hàng, 1 website bán hàng, bán hàng trên sàn gồm Sendo, Lazada, Shopee, bán hàng trên Facebook và Website khác. Nếu muốn sử dụng thêm sẽ cần có những chi phí thêm để mở rộng nhiều kênh, nhiều gian hàng đặc biệt trên Sàn. Còn Haravan sẽ hỗ trợ sẵn 2 cửa hàng.
- Hiện tại mình thấy Haravan có ghi đã kết nối đến Lazada, Shopee, Tiki.
- Sapo hiện mới kết nối thêm kênh Sendo vào trong hệ thống, nên hiện tại có Lazada, Shopee, Sendo.
Điểm khác biệt của Sapo là lấy Sapo làm lõi trung tâm xử lý đơn hàng, mọi thông tin từ tồn kho, sản phẩm, thông tin đơn hàng, khách hàng từ các kênh đều sẽ được đổ về một nơi, như vậy việc quản lý dường như thuận tiện hơn rất nhiều, đặc biệt là đơn hàng từ Sàn TMĐT. Còn với Haravan lấy trung tâm xử lý là Website.
- Hỗ trợ bán hàng tại điểm (cửa hàng)
Về khoản này mình đánh giá Sapo cao hơn, Haravan phát triển mảng này chưa mạnh. Trước đây Haravan có liên kết cùng Kiotviet còn Sapo tự phát triển phần mềm Sapo POS phục vụ cho việc bán tại cửa hàng và Facebook.
Mình có trải nghiệm qua sự đồng bộ giữa các kênh, có thể thấy Sapo làm rất tốt. Bạn có thể xem trên Website Sapo còn có Website riêng chuyên bán thiết bị POS cho các cửa hàng nên việc đồng bộ phần cứng, phần mềm, website chắc chắn sẽ được đồng bộ tốt hơn.
- Hỗ trợ kênh Social
Haravan có vẻ hỗ trợ khá tốt các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo và HaraFunnel (với các tính năng tạo phễu khách hàng, chatbot,…). Nếu bạn sử dụng tốt tính năng này, xây dựng các kịch bản cho chatbot hợp lý sẽ cắt giảm khá lớn chi phí nhân viên CSKH và hỗ trợ KH nhanh và nhàn hơn. Đồng nghĩa với việc marketing trên các kênh Online. Mạng xã hội của bạn sẽ tốt hơn.
- Chăm sóc Khách hàng
Điều này ảnh hưởng khá nhiều bởi nhân viên kinh doanh bán hàng và chăm sóc bạn. Họ có tận tâm hay không, có vì lơi ích khách hàng hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc Haravan hay Sapo chăm sóc tốt hơn.
Nếu gặp trường hợp nhân viên chăm sóc bạn không tốt, bạn hãy gọi lên tổng đài chăm sóc khách hàng và thông báo muốn đổi người hỗ trợ khác là được.
Tổng kết lại
Nếu xét trên khía cạnh quản lý tại cửa hàng và quản lý đa kênh tập trung, Sapo đang làm rất tốt. Trước đây họ cũng là nền tảng bán hàng và còn cung cấp các thiết bị phần cứng tại cửa hàng, sẵn thêm lợi thế online, Sapo định vị mình là nền tảng quản lý bán hàng đa kênh.
Nếu xét trên mảng kinh doanh Facebook, Haravan có phần nhỉnh hơn, bởi Haravan phát triển các app liên kết Facebook và Chatbot rất tốt.
Theo mình cả 2 nền tảng đều có những Tính năng tốt và Quản lý khá tiện lợi mà mình khuyên mọi người nên sử dụng. Nó rất đáng tiền.
Gợi ý của mình là nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng bán offline và bán kết hợp cả Website thì có thể sử dụng Sapo. Còn nếu bạn chủ yếu nghiêng muốn đẩy mạnh bán hàng online nhiều hơn có thể tham khảo sử dụng Haravan.
Mỗi nền tảng đều có cho dùng thử vì vậy bạn có thể đăng ký dùng thử để trải nghiệm trực tiếp xem thích nền tảng nào hơn. Tội gì không thử trước khi mất phí. Phải không?
Bạn có thể đăng ký dùng thử Sapo Web Tại đây
Bạn có thể đăng ký dùng thử Haravan Tại đây sử dụng mã ưu đãi HPKYOZRFRD để thời gian dùng thử tăng lên thành 30 ngày và trải nghiệm gói cao nhất ( Bạn vào trang quản trị website Haravan của bạn vào phần Cấu hình và sử dụng mã ưu đãi trên )
Sau khi đăng ký sử dụng sẽ có nhân viên hỗ trợ bạn rất nhiệt tình. Tuy nhiên hãy tự mình cảm nhận và đừng quá tin vào những lời kiểu như: cam kết lên top Google, làm web xong là bán được hàng,… Đó còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn làm và Marketing sau đó. Nếu không Website đẹp đến mấy cũng chỉ là lãng phí và để vứt đi nếu không ai biết đến và không có người truy cập.
Nếu bạn muốn rõ hơn tại sao phải làm Website thì hãy đọc bài viết mới này: Làm sao để không bị ảnh hưởng mỗi khi Facebook hắt hơi?
Nếu bạn đã từng dùng Sapo hoặc Haravan hãy đưa ra ý kiến đánh giá của bạn bên dưới để mình và mọi người cùng biết nhé![/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]
mình đang làm web của Biz, thấy bên đó hỗ trợ nhiệt tình lắm. Tuy phải yêu cầu đổi người hỗ trợ 1 lần nhưng vẫn cảm thấy khá hài lòng. Hi vọng thời gian tới Biz sẽ ra nhiều tính năng hay ho hơn để phục vụ anh em :D
Cảm ơn feedback rất hữu ích của bạn. Mình cũng thấy có 1 số thông tin tiêu cực về hỗ trợ của Bizweb tuy nhiên với số lượng khách hàng đông như vậy có vài hạt sạn nhỏ là không thể tránh khỏi. Với còn tùy từng support nữa. Đổi người hỗ trợ như bạn là một cách khá hay để mọi người có thể áp dụng.
Oài, vừa vào thử dùng cả 2 cái này, thấy dùng thử Bizweb nhanh hơn, chả cần cung cấp nhiều info hơn nên thích hơn, còn cụ thể như nào dùng thử xong sẽ review thế. thanks Medio
anh ơi anh đã dùng thử xong chưa cho em xin review với, đang phân vân quá
Cá nhân mình thấy Bizweb ok hơn nên mình đã mua gói 2 năm eGold của họ rồi. Thấy bàn giao nhanh, support ok, chưa thấy chê điểm gì. dugf tiếp thử xem tn đã
M thấy Bizweb vs Haravan cơ bản mô hình giống nhau, Bizweb thì nhỉnh hơn về quy mô công ty, thương hiệu. về câp nhật, đổi mới thì nghe vẻ Bizweb cũng tỉnh hơn. Đúng như chủ thớt share thì Haravan ra đời muộn hơn nhưng cũng có tốc độ phát triển nhanh, thấy họ công bố khách hàng tăng vèo vèo, chả bik có phải không. Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn, sẽ chẳng phải lo hosting là cái quái j, thuê web là cứ thế mà làm thôi, cần hỗ trợ gì cứ alo, họ hướng dẫn, còn cái j họ làm đc là họ làm cho – trong 1 số trường hợp ngoài hợp đồng thì phải mất phí. Cái này cũng là đương nhiên thôi, nên các bác nào làm web cứ phải đọc kỹ hợp đồng đi nhé. K lại lao như thiêu thân xong đến lúc ú ớ, ngớ người ra lại kêu bị lừa :3
Hoàn toàn chính xác!
Em đang muốn thiết kế 1 website bán hàng. Mà cũng phân vân việc hợp đồng với bên đó ( Em không biết rõ chỗ nào là không phát sinh thêm phí, chỗ nào phát sinh…. ( Do e chưa biết gì về website ạ :()
Anh/chị nào đã từng sử dụng website của 2 bên, cho em chút ý kiến về nội dụng hợp đồng được không ạ
Em cảm ơn nhiều ạ
Theo mình biết họ đã có chi phí gói theo các tháng rồi. Chi phí đó bao gồm thiết kế website và duy trì máy chủ. Những chi phí bạn cần chuẩn bị đó là:
1. Phí tên miền ( tùy loại tên miền có các mức phí khác nhau, trả theo năm. Cái này bạn mua bên nào cũng được.
2. Phí giao diện: 2 bên đều có nhiều giao diện miễn phí, nhưng nếu bạn thích những giao diện đẹp hợp thì bạn cần mua giao diện, phí này chỉ phải trả 1 lần.
3. Ứng dụng: Cũng như giao diện, có trả phí và mất phí nhưng cơ bản mình thấy các ứng dụng miễn phí có sẵn cũng là tương đối đầy đủ rồi.
Vậy chốt lại mình nghĩ chịu chi phí tên miền , có thể là giao diện nếu muốn chọn giao diện đẹp.
Nên đầu tư 1-2tr mua 1 cái giao diện cho đẹp bạn ơi. giao diện miễn phí thường n k ok cho lắm đâu
haravan cung cấp lần đầu cho khách toàn giao diện cùi bắp.. vì thế ai sử dụng sẽ mất thêm gần 2 triệu để mua giao diện ưng bụng…
Trước m có làm content cho mấy website, thấy toàn bizweb làm hok à. chứng tỏ đông và hung hãn lắm nè. Bài lên top nhiều chắc do mình viết tốt kaka – cứ coi vậy cho có động lực viết bài sau. Mình nói vậy, nghĩa là nhắc bạn khi làm web hãy quan tâm nhiều tới yếu tố SEO website chút. Chứ bạn không phải làm web để đó mà web cần phải có lượng truy cập và SEO là 1 trong các kênh chính để có đc cái đó.
Mình đã xài cả Bizweb và Haravan ! Haravan hỗ trợ nhiệt tình hơn. Liên hệ trực tiếp với CS qua skype, phone. Bizweb phải liên hệ qua mail. Về chức năng thì Haravan có vẻ nhỉnh hơn. Cụ thể về tính năng sản phẩm liên quan trong bài Blog, Haravan có app plugin trong khi Bizweb không thể làm được.
Cảm ơn review thiết thực của anh. Chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều để mọi người chọn được dịch vụ phù hợp.
dĩ nhiên là Bizweb ok hơn rồi. thấy bizweb chăm chỉ update các tính năng mới, đội ngũ kỹ thuật, sale hay cskh đều hùng hậu hơn. mới đây thấy có thể cái tích hợp GA vào quản trị, có tích hợp free SSL cho website. mấy cái này chưa bên nào khác có
Cảm ơn review của bạn!
Cảm ơn cảm nhận của anh. Cũng có khá nhiều người thích của haravan hơn. Quan trọng mình nên đăng ký dùng thử để trả nghiệm cả 2 và xem 2 bên support thế nào.
Chuẩn Ads, theo ad thì bên nào hơn? có pải HN thì Bizweb mạnh hơn, HCM thì hrv nghe vẻ đông đảo hơn k nhỉ?
Về tính năng các kiểu thì mình cũng chưa biết cái nào hơn cái nào, nhưng mình thấy biz có phần ok hơn vì đơn giản và dễ chỉnh sửa. Mình chả biết gì về thiết kế website hay công nghệ thông tin nhưng cũng có thể đăng và chỉnh sửa sản phẩm đơn giản, dễ dàng. Mình nghĩ nó sẽ khá phù hợp với những chị em phụ nữ không có nhiều hiểu biết về cntt như mình.
bài review nghe vẻ ngang ngửa, mình chưa dùng bên nào, mới đang tìm hiểu nhưng nghe chừng sale bên biz có vẻ nhanh hiểu hơn, mình trình bày muốn cái này cái kia là đc giải đáp ngay. bên haravan thì báo để e tl a sau nhé… :v đại loại nếu tính năng ngang ngửa thì các bạn cân nhắc mục support của kdoanh với cskh xem
Mình dùng qua một số đơn vị thì thấy haravan như sau:
+ Liên kết nhà vận chuyển tốt
+ Giao diện bán hàng đơn giản.
+ Giao diện quản lý đơn giản.
– Kỹ thuật web rất kém, chả biết nhiều về kỹ thuật, mua cái giao diện thì mấy năm vẫn y nguyên nó chả update gì cho mình cả. (Dùng wp rồi tự update thôi)
– Nếu xây dựng hệ thống bán hàng bằng gói cao nhất là Omni thì tính bảo mật cực kém, đại lý nhòm thấy hết thông tin cả hệ thống…
– Phần mềm để chát face là harapage thì tàm tạm. thường chậm, khách cmt rồi mà một lúc mới báo và thường phải f5 trình duyệt
– Hỗ trợ kỹ thuật cực kém và lề mề, mình có cảm giác là mấy bạn đó trình độ thấp
– Đắt, cái gì cũng TIỀN. những gói bán hàng của đơn vị khác tích hợp nhiều tính năng, còn haravan cứ thêm cái nhỏ xíu cũng vòi thêm tiền.
– Những chức năng bổ sung cần thiết cho bán hàng như in mã vạch thì quá tệ, vừa xấu vừa khó dùng.
Mình chỉ dùng bizweb, chắc mô hình 2 bên này cũng tựa nhau cả thôi, quan trọng bên nào hỗ trợ tốt, nhạy bén trong việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu khách hàng. bizweb cũng thấy hay update các ứng dụng, cái quản lý Fpage của bên này trước có đợt k ổn lắm nhưng giờ thì khá là ok rồi. sài luôn quản lý bán hàng sapo cả cứng và mềm của nó luôn. tạm thời ok
bizweb có cái Sapo nên khác biệt đó. hrvan quản lý trên ngọn cây, biz thì quản lý dưới gốc rễ. Mình hiểu đơn giản là vậy
Thực ra Bizweb có Sapo thì bên Haravan cũng có liên kết với Kiot Việt. Bên nào cũng có ưu nhược điểm riêng nên mọi người thích nền tảng nào hơn thôi. Cá nhân mình thấy quan trọng nhất vẫn là chăm sóc khách hàng. Hiện tại thấy Bizweb có đội hỗ trợ khá cầu thị nhiệt tình.
Haravan này nói chung cái gì cũng đòi tiền, thiết kế thì phải nói tệ. Nhập xuất số liệu cơ bản cực khó, cứ động cái vòi thêm tiền nữa, lỡ mua đành sống chung chứ chẳng thiết tha gì
Em cũng đang có ý định tạo website bán hàng online. Tìm hiểu thấy có Eraweb cũng khá ổn mà không sử dụng công nghệ nhiều nên không biết so với hara và biz có nhỉnh hơn không. Bác nào cho em xin cái review với
Eraweb thì thực sự mình chưa nghe thấy bao giờ. Mình vẫn khuyên bạn sử dụng một trong hai nhà cung cấp bên trên nhé