Chào mọi người, thời gian vừa rồi mình tập trung viết bài về Instagram, cũng lâu rồi không có một bài viết về Website dành cho mọi người. Hôm nay mình sẽ viết về một vấn đề mà bất cứ ai khi tạo Website cũng đều rất quan tâm: Đó là tối ưu Website với công cụ tìm kiếm để nhận lượt truy cập tự nhiên từ Google, Bing, Yahoo, hay Cốc Cốc.

SEO trong những năm gần đây đã thay đổi rất nhiều và trải qua đủ loại sóng gió khi Google update thuật toán. Không còn cái thời người người đi spam backlink, mua backlink diễn đàn để lên TOP nữa. Rất nhiều Website top đầu đã mất tích hoàn toàn mỗi khi thay đổi thuật toán.

5 yếu tố quan trọng nhất khi SEO để Website của bạn nhận traffic từ GoogleNhưng yên tâm bạn sẽ không bị ảnh hưởng chỉ cần làm “đúng luật”. Đôi khi mọi người cứ phức tạp và thần thánh hóa SEO lên mà bỏ đi khái niệm đơn giản cốt lõi nhất. Đó là ” Tối ưu trải nghiệm người dùng, thân thiện với công cụ tìm kiếm”. Nếu bạn làm tốt điều này, thì Google càng update bạn càng sướng. Còn những người ngậm ngùi sẽ là những bạn SEOer theo trường phái Spam (SEO mũ đen)

Bài viết này hoàn toàn là từ kinh nghiệm thực tế của cá nhân mình khi bán hàng trên Website trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mình không phải SEOer mà chỉ tìm hiểu, học SEO để phục vụ cho mục đích bán hàng của mình. Mình cũng coi SEO như là một kênh phụ thêm chứ không phụ thuộc vào nó. Vì vậy, các kiến thức ở đấy sẽ phù hợp với các bạn bán hàng đa kênh, không dành cho các bạn phụ thuộc hoàn toàn vào SEO & traffic từ SEO. Và cũng không dành cho các bạn muốn SEO những từ khóa siêu cạnh tranh.

Hãy nhớ rằng mục tiêu của chúng ta là mang lại lượng traffic tự nhiên và dẫn dắt người truy cập trở thành khách hàng.

Để bán được nội thất, không nhất thiết phải SEO từ “Thiết kế nội thất”.

Vậy những yếu tố chúng ta cần cực kỳ lưu tâm là gì?

1.Bảo mật SSL (hay là HTTPS)

Nếu bạn chưa biết bảo mật SSL là gì thì có thể hiểu cơ bản đó là chứng chỉ bảo mật dành cho Website của bạn. Bạn có thể nhìn lên ô điền trình duyệt để thấy dòng chữ https màu xanh của url và hình ô khóa xanh

chứng chỉ ssl bizweb

Google sẽ ưu tiên kết quả tìm kiếm hơn với các Website có đầy đủ chứng chỉ bảo mật này.

Hiện giờ trên hầu hết các trình duyệt nếu không có chứng chỉ SSL, website của bạn sẽ bị cảnh báo không bảo mật. Đây cũng là một sự mất điểm của bạn Khách hàng khi website bị cảnh báo khiến Khách hàng không tin tưởng. Vì vậy, chứng chỉ SSL giờ là điều bắt buộc mà Website của bạn phải có.

Vậy chúng ta cần làm thế nào để có chứng chỉ này?

Để sử dụng chứng chỉ này bạn phải mất một khoản phí từ vài trăm ngàn đến vài triệu 1 năm cho nhà cung cấp hosting. Và việc cái đặt cũng tương đối phức tạp với các bạn không biết nhiều về kỹ thuật.

Mình có cái chứng chỉ bảo mật trên các Website của mình, và mỗi lần cài cũng hơi mất thời gian một chút, tuy nhiên đây là điều bắt buộc phải có.

cung cấp SSl freeNếu bạn nào đang sử dụng Website bán hàng của Sapo thì không phải lo lắng về vấn đề này, vì mình thấy Sapo cung cấp miễn phí SSL cho toàn bộ Khách hàng từ khá lâu rồi. Từ thời mình viết bài review: Có nên dùng nền tảng bản hàng đa kênh Omnichannel Sapo X? 

Nếu bạn sử dụng Website ngoài có thể sử dụng Hosting của Z.com và đăng ký gói hosting 12 tháng sẽ được miễn phí chứng chỉ SSL. Hiện tại Medio’s Blog cũng đang dùng máy chủ từ Z.com. Bạn có thể tham khảo tại đây.

Việc này cũng rất tốt cho các Website bán hàng vì đem lại sự tin tưởng cho khách hàng khi mua hàng hay thanh toán trực tuyến trên Website.

2. Nội dung Website chất lượng.

Một nội dung chất lượng sẽ bao gồm các yếu tốt sau:

  • Bài viết phải đủ dài.
  • Cung cấp giá trị cho người đọc.
  • Tối ưu SEO Onpage tốt (cách đặt các thẻ H1, H2, H3; bổ sung đầy đủ thẻ alt + tiêu để của ảnh,…). Bạn có thể tìm hiểu thêm có nhiều tài liệu viết về điều này.
  • Website của bạn cần phải có các phần để chỉnh sửa tiêu đề, mô tả, url cho các trang bài viết hoặc sản phẩm.

Điều quan trọng nhất vẫn là nội dung phải hấp dẫn và cung cấp giá trị cho người đọc, đừng quá ép buộc đưa quá nhiều từ khóa một cách miễn cưỡng gây khó chịu cho người đọc.

3. Cấu trúc Website.

Đương nhiên điều này rất quan trọng rồi, một thiết nhà đẹp, bắt mắt, nhưng bộ khung yếu, kém chất lượng thì không thể được đánh giá cao – với Google cũng vậy. Chính vì điều này mà mình rất dị ứng với các site code tay thông thường.

Nên nhiều khi vô tình đọc được mấy dòng trên các group kiểu như: bạn nên dùng site code tay SEO mới tốt, tiền thế thì làm site code tay chứ việc gì phải dùng WordPress, dùng Website hệ thống làm gì, không SEO được đâu,…rồi còn tư vấn đập Website hệ thống làm bên khác đi làm lại, nhiều lúc rất sôi máu muốn vào tranh cãi nhưng kiềm chế lại thôi.

Mình xin cam đoan với bạn rằng những comment đến từ mấy ông Freelancers thiết kế Website vào dìm dàng để pr bản thân, hoặc mấy ông SEOer nửa mùa chưa bao giờ bán hàng, chưa bao giờ trực tiếp SEO các Website dạng kia mà chỉ nghe hơi nồi chõ rồi comment – không tin bạn cứ ấn vào profile của họ thì biết.

Website code tay trừ khi bạn là nhưng đơn vị to cực to và cần những tính năng rất đặc biệt thì hãy làm, nếu ngân sách không ít nhất vài chục triệu và có đội IT code trong công ty để chỉnh sửa, cập nhật khi cần thì tốt nhất quên điều đấy đi.

Xét về cấu trúc Website tốt mình sẽ tư vấn như sau:

  • Website tin tức, giới thiệu, blog thì nên làm bằng WordPress
  • Website bán hàng bạn có thể sử dụng Woocommerce, hoặc Magento. Mà Magento thì hơi nặng và khó dùng. 2 loại này thì dành cho nhưng bạn biết ít nhất một chút về IT nếu không sử dụng sẽ khá vất vả.
  • Nếu bạn không có khả năng IT, code mình khuyên bạn tốt nhất nên dùng Website hệ thống kiểu như Sapo chẳng hạn – cũng là một nền tảng mở có thể cài app, tùy biến giao diện rất tốt. Và đương nhiên vì là Website hệ thống nên được hỗ trợ SEO rất tốt vì họ phải tốt ưu để phục vụ rất nhiều khách hàng. Một điều hay là được cập nhật liên tục và kết nối đến các nền tảng hỗ trợ bán hàng ở Việt Nam mà WordPress và Magento khó làm được.

Trong khuôn khổ bài viết này thì mình cũng không viết được quá sâu. Nếu quan tâm đến website hệ thống bạn có thể đọc chi tiết hơn tại bài viết: Có nên dùng nền tảng bản hàng đa kênh Omnichannel Sapo X? 

3. Traffic

Mình thấy lượng traffic ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả SEO. Để tận dụng điều này mình thường viết một bài viết liên quan đến sản phẩm cần bán như bài hướng dẫn, đánh giá, mẹo, tips,… sau đó có một title hấp dẫn rồi đẩy traffic vào link đó.

Để đẩy traffic bạn có khá nhiều cách làm như:

  • Sử dụng quảng cáo Facebook, Google – giá sẽ rất rẻ, đỡ nhàm chán hơn so với việc quảng cáo trực tiếp sản phẩm.
  • Post bài vào các group liên quan – ý mình là post kiểu tử tế, mình ghét spam nên chọn group nào tương tác tốt rồi post bài vào đó như một người dùng bình thường, làm sao đừng nghe sặc mùi seeding nhé. Chỉ nên post 1,2 group chất thôi vì nhiều người ở cùng lúc trong nhiều group, bạn post quá nhiều họ sẽ thấy là spam và gây ấn tượng xấu ngay.

tăng traffic cho websiteLấy ví dụ trước đây mình bán điện thoại, LG G4 likenew khá hot trong phân khúc tầm hơn 3 triệu, tuy nhiên rất hay bị lỗi đột tử. Mình viết bài:”Vì sao LG G4 dính lỗi đột tử và vẫn đắt hàng như gái Trần Duy Hưng?” ( nên nhớ đối tượng khách hàng của bạn là ai mà giật title cho phù hợp, fan của LG thường là các bạn nam trẻ và thích vọc điện thoại nên mình đặt title như vậy).

Trong bài viết mình thêm một vài đoạn dẫn link sang sản phẩm LG G4 likenew bên mình đang bán, đồng thời giới thiệu là bên mình bán máy sẽ hỗ trợ đổi máy khác khi dính lỗi đột tử – các bên khác không có. Và lượng đơn hàng tăng ngay lập tức vào các ngay sau đấy.

Khi có lượng traffic tốt và người đọc ở lại lâu hơn thì dần dần Google sẽ đánh giá cao bài viết của bạn. Mình nhớ sau khoảng 1 tháng thì bài viết đó lên Top, và link sản phẩm G4 likenew cũng lên top 2, top 3 luôn dù website mình làm khi đó là mới hoàn toàn. Việc cài link dẫn dắt khách hàng trong bài viết giúp tăng Internal link, và kéo thêm traffic cho các trang khác của bạn.

4. Tốc độ Website.

Tốc độ Website cũng là một yếu tố rất quan trọng của Google. Bạn có thể check tốc độ bằng các công cụ check PageSpeed của Google

Để tối ưu tốc độ Website bạn cần tối ưu rất nhiều thứ như: server, code, giao diện, ảnh, java scripts,…Mình thấy khoản này ngốn rất nhiều thời gian của mình, nhưng vì nó quan trọng nên luôn cố gắng hết sức có thể. Nhưng mà khả năng cũng có hạn vì mình không phải chuyên code nên điểm chỉ đạt khoảng tầm gần 90 thôi.

Bạn nên chọn các nhà cung cấp có đặt máy chủ tại Việt Nam để tốc độ truy cập Website tốt hơn, với các bên có Website demo hoặc cho đăng ký dùng thử bạn cũng có để sử dụng để check qua về tốc độ được rồi.

5. Tối ưu Website cho thiết bị di động.

Mình nhớ không nhầm thì vào lần cập nhật năm 2015 hay 2016 gì đó Google đã cập nhật để ưu tiên các website thân thiện với thiết bị di động có thứ hạng cao hơn khi người dùng tìm kiếm trên các thiết bị này.

Người dùng giờ đa phần đều sử dụng điện thoại hay máy tính bảng nên yếu tố này là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt nếu Website của bạn hỗ trợ AMP thì sẽ càng tuyệt vời hơn. AMP là trang cho thiết bị di động được tăng tốc, ở đó website sẽ được rút gọn gần hết các thành phần nên tốc độ truy cập rất nhanh. Website hỗ trợ AMP khi tìm kiếm trên điện thoại sẽ có hình tia sét như bên dưới:

Website có nên dùng amp

Tuy nhiên mình chỉ dùng amp cho các trang blog vì nếu dùng trên trang bán hàng sẽ bị rút gọn đi hết dẫn tới các phần như đặt hàng, giao diện sản phẩm bị biến đổi và khách hàng khó đặt hàng.

Vì vậy với các trang bán hàng Website của bạn chỉ cần sử dụng giao diện Responsive tự động tương thích với các thiết bị là rất tốt rồi.

Mình có check thử một Website hệ thống của Sapo để các bạn tham khảo thấy điểm tối ưu trên thiết bị di dộng cũng rất tốt

tối ưu Seo trên Website Sapo

 

Đó là nhưng kinh nghiệm của mình khi SEO các Website của mình. Nếu bạn làm tốt các điều trên thì lượng traffic tự nhiên của bạn tăng dần và rất bền vững, không lo lắng về tụt thứ hạng khi Google update. Cách làm này phù hợp với những bạn muốn bán hàng đa kênh và xây dựng kênh bán hàng lâu dài.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Nếu có bất cứ ý kiến gì hãy comment bên dưới nhé!

Medio

Mình là Medio, admin của Medio Finance. Các nội dung mình chia sẻ về tài chính, phát triển bản thân theo góc nhìn đơn giản hóa với mục tiêu để ai cũng dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường này. Tránh lừa đảo và thua lỗ.

Mình tham gia thị trường tài chính từ năm 2016. Sau thời gian dài tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm trong 7, 8 năm vừa qua. Hiện tại, công việc chính của mình là Trader, Investor tự do.

Ngoài ra, mình có chia sẻ kinh nghiệm của mình qua blog medio.finance, kênh Youtube Medio Finance chia sẻ kinh nghiệm trading, đầu tư hiện hơn 86.000 người theo dõi và kênh Podcast Uống trà cùng Medio chia sẻ vài câu chuyện, quan điểm cá nhân từ cuộc sống của Trader.

Mình không nhận đào tạo, không offline, hội thảo, không kêu gọi đầu tư, copytrade, huy động vốn hay đại diện cho bất cứ sàn giao dịch nào. Mọi người lưu ý giúp mình để tránh lừa đảo!