Ra mắt nền tảng bán hàng đa kênh Omnichannel Sapo X

Ngày hôm qua, 17/04 mình có tham dự sự kiện ra mắt sản phẩm Sapo X – một nền tảng bán hàng đa kênh được mong chờ là sẽ thúc đẩy ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Sự kiện được tổ chức tại nhà hát Galaxy – 87 Láng Hạ.

Thấy nhiều cái hay ho định về viết review ngay cho nóng mà loanh quanh làm nốt cái Landingpage dịch vụ Instagram nên giờ mới ngồi tĩnh tâm mà viết review cho mọi người được. Cũng may đã note lại các ý chính từ hôm về nếu không với bộ não cá vàng của mình chắc giờ cũng không nhớ gì để mà viết.

Tiện đây mình xin quảng cáo, mình đang triển khai dịch vụ Quản lý tài khoản Instagram sử dụng AI – Trí tuệ nhận tạo dành cho các bạn muốn thúc đẩy bán hàng trên Instagram.

Ra mắt nền tảng bán hàng đa kênh sapoXVé mời và bì thư được thiết kế khá sang trọng và bí hiểm, trước vài ngày mình thấy trên các Group về Thương mại điện tử cũng có bàn tán về sự kiện này. Có vẻ bên tổ chức chuẩn bị khá kỹ cho sự kiện làm mình cũng thấy tò mò muốn tham dự. Dù hầu như mình chẳng bao giờ tham dự sự kiện, offline, hay khóa học đông người nào cả vì bản chất sống nội tâm, ưa bóng tối, chỉ thích ăn chơi, hát hò thôi.

Sự kiện diễn ra vào ngày giữa tuần, nên khi đến mình cũng khá bất ngờ khi chưa đến giờ bắt đầu mà khá đông người đã có mặt (không biết có ai vì thích cái phong bì mà đến như mình không). Sự kiện tổ chức khá hoành tráng và chu đáo từ check in xếp chỗ ngồi đến khi ra về trả vé. Dàn lễ tân cây nhà lá vườn rất xinh và nhiệt tình. Hy vọng sau này support khách hàng cũng nhiệt tình như vậy.

Điểm chính của sự kiện đó chính là:Bizweb hợp nhất với Sapo

Hợp nhất 2 nền tảng là Website bán hàng Bizweb và Quản lý bán hàng Sapo thành nền tảng bán hàng đa kênh Sapo X

Mình xin giải thích cụ thể hơn như vậy Sapo X sẽ gồm:

  • Sapo POS: Một phần mềm quản lý bán hàng cho cửa hàng và chuỗi cửa hàng – chính là Sapo trước đây.
  • Sapo Web: Nền tảng thiết kế Website bán hàng dành cho chủ Shop và Doanh nghiệp – chính là Bizweb trước đây.
  • Sapo Social: Quản lý Fanpage, bán hàng trên Facebook
  • Sapo Omnichannel: Quản lý bán hàng đa kênh gốm các kênh từ Website, Facebook, cửa hàng, các sàn Thương mại điện tử.

Như vậy đã không còn Bizweb mà chuyển sang SapoWeb.

Dưới đây là đánh giá theo quan điểm các nhân của mình về nền tảng Sapo X này. Đánh giá là sự kết hợp của cả sự kiện ra mắt, về công ty và sản phẩm.

Về sự kết hợp của Bizweb và Sapo:

Điều này chắc nhiều người cũng đã lờ mờ đoán ra khi nhận được vé mời tham gia sự kiện này. Nên khi CEO thông báo mình thấy cũng không tạo quá nhiều sự bất ngờ. Sự kết hợp này có lẽ là điều tốt cho cả các khách hàng và Bizweb hay Sapo.

Về phía Bizweb hay Sapo cũng không phải là 2 sản phẩm phải marketing riêng lẻ như trước nữa, nhân viên cũng chẳng cần giải thích là Sapo cũng là một sản phẩm trong công ty nên được đồng bộ tốt hơn, liên kết tốt hơn,…nữa. Bởi vì, giờ đây đó là điều đương nhiên vì nó đã nằm trong cùng một nền tảng.

Về phía khách hàng cũng không cần đau đầu suy nghĩ để nhớ tên sản phẩm, các sản phẩm có gì liên quan đến nhau nữa, chỉ cần nhớ Sapo là đủ.

Và thương mại điện tử Việt Nam cũng có một nền tảng bán hàng đa kênh Omnichannel đầu tiên đúng nghĩa.

Review nền tảng bán hàng đa kênh SapoX

Theo suy nghĩ của mình, sau lần trước đấy khi ra mắt Bizweb Sky mà mình đánh giá là “đi sau” khi Haravan đã ra mắt nền tảng mở trước đó. Đây là một cú phản đòn mạnh mẽ mà Bizweb (hay Sapo hiện tại) dành cho Haravan.

Trước đây, khi ở bài viết: So sánh Bizweb và Haravan bạn nên sử dụng bên nào? mình có nói có thiện cảm với sức trẻ từ Haravan. Nhưng sau khi tham gia lễ ra mắt, Sapo đem lại cho mình cảm giác mạnh mẽ hơn, đó có lẽ cũng là một thông điệp mà Sapo gửi đến cho những người tham gia:

  • Thứ nhất, CEO và CTO của Sapo đều được giới thiệu là “Anh” mà không phải là “Ông” như các bên khác vẫn thường làm.
  • Xây dựng phong cách sân dễ liên tưởng đến các buổi lễ ra mắt các sản phẩm công nghệ trên thế giới.(mình còn thấy là rất giống TEDx, TED Talk)
  • Cả CEO & CTO đều mặc áo phông và quần jean đóng thùng như các CEO công nghệ đình đám trên thế giới mặc khi ra mắt sản phẩm.

Có một điều mình và có lẽ nhiều khách hàng rất quan tâm là việc ra mắt các nền tảng mới liên tục như vậy tuy là muốn tốt cho khách hàng. Nhưng sau mỗi lần nâng cấp như Bizweb chuyển lên Bizweb Sky, các khách hàng đối mặt với các vấn đề đó là: mất thời gian, công sức chuyển dữ liệu, link website ảnh hưởng ít nhiều đến mất link, thứ hạng SEO và kết quả kinh doanh của khách hàng. Khách hàng không thể lúc nào cũng chạy theo các bản nâng cấp để rồi phải chuyển nhà, làm quen với bộ quản trị mới,…

Tuy nhiên, phần giới thiệu kỹ thuật tương đối dài CTO đáng tiếc lại không nhấn mạnh vào mối quan tâm này mà tập trung hơi nhiều vào kỹ thuật khiến phần trình bày hơi khô cứng. Có lẽ khách hàng sẽ không quá quan tâm vào các vấn đề kỹ thuật, xử lý thế nào, mô hình gì, khó khăn ra sao (vì cũng như mình, nghe đâu có hiểu).

Họ chỉ quan tâm là điều đó có lợi hình gì cho việc kinh doanh của họ: Có ảnh hưởng đến thành quả xây dựng Website trước đến giờ của họ không? Có giúp họ nhiều tiền hơn không? Có giúp họ vừa ở nhà cho con bú vừa quản lý cửa hàng được không?

Đánh giá nền tảng bán hàng đa kênh omnichannel SapoX

Nhưng mọi người có thể yên tâm vì SapoX là một nền tảng mở nên sẵn sàng cho việc kết nối và mở rộng. Cũng đồng nghĩa rằng không lo sợ một nền thảng SapoY, SapoZ mới được ra đời khiến việc chuyển dữ liệu và kinh doanh của bạn bị ảnh hưởng. Mình cũng đã check lại thông tin trên Website cũ của Bizweb

review sapoxTính năng

Về cơ bản, Sapo X đã cung cấp gần như tất cả mọi thứ bạn cần để quản lý, với gói OmniChannel bạn có thể thoải mái sử dụng vì đã được thiết kế để bạn có thể tối đa quản lý được lên tới 50 chi nhánh.

Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian hơn rất nhiều vì mọi thứ gần như đã được khép kín từ bán hàng trên Facebook, Zalo, Website, Cửa hàng, cho tới các sàn thương mại điện tử lớn hiện tại như Tiki, Lazada, Shopee, Sendo,…Sau đó là các đơn vị vận chuyển. Giúp bạn check thông tin khách hàng, đơn hàng đang đi đến đâu rất dễ dàng.

Theo CTO của Sapo nói thì quản lý tồn kho được cập nhật gần như ngay lập tức nên tránh được sai sót và tình trạng không đồng bộ số lượng hàng giữa các kênh.

Đánh gái nền tảng bán hàng đa kênh SapoXBạn có thể tham khảo thêm thông tin về cái tính năng TẠI ĐÂY

Càng ngày công nghệ càng hiện đại quá, chẳng bù cho ngày xưa lúc mình bán giày, ngày có vài chục đơn mà thi thoảng lại nhầm lẫn vài đơn, tìm lòi mắt không ra sai sót ở đâu.

Vận chuyển thì gần như chỉ có mỗi Viettel, khách gọi hỏi đơn ở đâu là lại phải mò lại mã vận đơn, vào Website Viettel check rồi báo khách đơn đang ở đâu, hôm nào nhiều đơn thì ghi vận đơn mỏi tay. Thời gian sau Viettel cũng chỉ hỗ trợ đến mức là ghi đơn hàng ra FileExcel rồi gửi cho bên đấy, họ in vận đơn xong rồi điền mã vận đơn gửi lại. Thô sơ vô cùng.

Zalora, Lazada lúc đấy cũng phải thêm sản phẩm và cập nhật bằng tay lên.

Ngày ấy mà công nghệ như bây giờ chắc không đến mức phá sản T.T

Có lẽ giờ người buồn nhất là các bạn nhân viên của các shop, sinh viên làm thêm, vì chắc chắn với quy trình này số lượng nhân viên sẽ bị cắt giảm đáng kể: từ nhân viên cửa hàng, kho, kế toán, hay xử lý đơn hàng,…

Một thành phần nữa tưởng chừng như không liên quan nhưng mình nghĩ doanh số sẽ giảm đáng kể như: thuốc trĩ, thoái hóa, thuốc bổ mắt,…bởi giờ các chủ shop cũng chẳng cần ngồi cả ngày trước màn hình Desktop mà chỉ cần đi đâu đó thi thoảng rút điện thoại ra là check được hết doanh số ngay thời điểm hiện tại của các cửa hàng của mình rồi.

Về giá cả

giá nền tảng Website bán hàng omnichannel SapoX

Mình ngồi ở góc nên chụp hơi bị mờ một chút.

  • SapoPOS: 199.000đ/tháng
  • SapoWeb: 299.000đ/tháng
  • Omni: 799.000đ/tháng (trên website mình còn thấy đang giảm còn 599.000đ/tháng)

Bạn có thể xem thêm thông tin và so sánh các gói: TẠI ĐÂY

Về giá cả mình thấy tương đối ổn, rẻ hơn so với Haravan rất nhiều.

Mình xem bên Haravan để có một gói Omnichannel full tính năng lên tới 5.000.000đ/tháng, gói Standard 1.000.000đ/tháng thì bị cắt đi khác nhiều tính năng và không cho phép quản lý chuỗi cửa hàng. Đây cũng là điều đáng để suy nghĩ khi bạn muốn chọn bên nào vì chi phí chênh lệch khá nhiều.

Một điều nữa mình thấy đó là lợi thế mà Sapo mình thấy hơn ở Haravan là cả SapoWeb và SapoPOS đều của cùng một công ty phát triển, còn Haravan, phần POS là liên kết với Kiot Việt, có lẽ vì vậy mà gói Omnichannel giá cao như vậy, vì gần như phải trả tiền dịch vụ cho cả 2 bên.

Tuy không liên quan cho lắm nhưng hôm lễ ra mắt có phần quay số may mắn, mình thấy bên Sapo hơi kibo, 2 giải thưởng phụ chỉ là gói 1 năm SapoPOS 199.000đ(trị giá khoảng hơn 2 triệu đồng) đằng nào cũng của nhà làm ra tặng gói OmniChannel nhìn giá trị cao chắc phần quay số sôi động hơn rất nhiều. Nó giống như bạn bán cam, nhưng lại chọn quả cam bé nhất cho khách thử ý :)). Tặng kèm thêm cho mỗi giải thường một cục pin dự phòng vì chắc chắn điện thoại của khách hàng sẽ liên tục yếu pin vì ông nào cũng sẽ táy máy vào check doanh số trên điện thoại liên tục. Như thế quan tâm đến khách hàng hơn nhiều :))

Đó là những đánh giá của mình về nền tảng Sapo X sau khi dự lễ ra mắt và tìm hiểu thêm thông tin trên Website chứ chưa dùng thử.

Sau khi dự lễ ra mắt về mình thấy khá hấp dẫn với sản phẩm này nên đã đăng ký gói Omnichannel 1 năm để review, trải nghiệm thực tế các tính năng của Sapo X. Bạn có thể đọc bài viết tại đây:”Có nên dùng nền tảng bán hàng đa kênh Omnichannel Sapo X?

Bạn cũng có thể đăng ký sử dụng thử Sapo X 15 ngày: TẠI ĐÂY

Update: Từ ngày 25/2/2019 khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS, các chủ shop sẽ được mặc định tích hợp miễn phí phần mềm quản lý fanpage Sapo Social. Nhất cử lưỡng tiện cho những ai có cửa hàng, và đồng thời đang đẩy mạnh bán hàng trên Facebook.

Về cơ bản, Sapo Social cũng giống như các phần mềm chăm sóc fanpage đang có trên thị trường, với các chức năng ẩn comment, quản lý comment/inbox tập trung, cấu hình tin nhắn tự động, chế độ gộp trang và tương tác với khách hàng trên nhiều page trên cùng một màn hình. Check kho trước khi tạo đơn, phân quyền nhân viên… Điểm nổi bật nhất mà mình nhìn thấy đó chính là các đơn hàng khi bạn tạo trên Facebook sẽ được xử lý tập trung tại Sapo, và đẩy tự động sang đơn vị vận chuyển. Không cần quản lý đơn hàng qua file excel dễ nhầm lẫn, phức tạp khâu gửi hàng như cách làm truyền thống.

Tất nhiên, miễn phí cũng là điểm thu hút khi không cần bỏ thêm một khoản tiền mua phần mềm quản lý fanpage riêng. Bảng giá phần mềm quản lý bán hàng Sapo là 229K/tháng, tính ra mỗi ngày bạn cần bỏ ra khoảng 7,5K để một phần mềm quản lý bán hàng, kèm luôn tính năng quản lý fanpage.

Theo mình biết hiện tại chưa có bên nào có tích hợp tính năng quản lý fanpage vào phần mềm quản lý bán hàng, nên đây có thể là điểm cộng, giúp Sapo thu hút các shop nghìn đơn trên Facebook về với mình.

 

 

Được phân loại trong: