Đánh giá chi tiết nền tảng bán hàng đa kênh Sapo X
Chào mọi người, trong bài viết: “Review ra mắt nền tảng bán hàng đa kênh Omnichannel Sapo X” mình đã đánh giá sơ bộ về nền tảng bán hàng Sapo X. Tuy nhiên, những đánh giá đó chỉ mang tính “cưỡi ngựa xem hoa” bởi đó là chỉ những nhận định khi mình nghe Sapo giới thiệu sản phẩm. Còn đây là đánh giá khi thực sự trải nghiệm sản phẩm của mình.
Mình có đăng ký gói Omnichannel 1 năm của Sapo để trải nghiệm các tính năng của gói dịch vụ cao nhất.
Với gói cao nhất này, mình đã có thể sử dụng:
- Sapo POS (Phần mềm quản lý bán hàng tại cửa hàng)
- Sapo Web (Nền tảng Website bán hàng Online)
- Sapo Omnichannel (bán hàng đa kênh đồng bộ với các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,…)
Thực sự đây là một bài viết khá dài, mình muốn đi sâu hơn và sẽ phân tích các tính năng mà mình nghĩ rằng nó sẽ mang lại lợi ích cho việc bán hàng của mình và bạn. Thông tin cũng sẽ được bổ sung cập nhật liên tục khi mình trải nghiệm được những gì đó mới.
Mình sẽ review từng sản phẩm trong 3 sản phẩm kể trên để mọi người có thể dễ dàng quyết định hơn trong việc lưa chọn các gói. Có lẽ nhiều bạn sẽ quan tâm đầu tiên đến Website nên mình sẽ đánh giá Sapo Web trước tiên.
Đánh giá Sapo Web
Sau khi đăng ký, bạn sẽ có thể quản lý Website của mình qua đường dẫn tendangky.bizwebvietnam.net/admin (đây chỉ là đường dẫn đăng ký trên hệ thống, bạn có thể thêm bất cứ tên miền riêng nào của mình để chạy)
-
Giao diện
Sau khi đăng ký sử dụng bạn sẽ được cung cấp một số giao diện miễn phí, nếu bạn chưa hài lòng với những giao diện này có thể mua các giao diện trả phí mà các đối tác của Sapo Web đã thiết kế và bán trên chợ giao diện của Sapo Web.
Số lượng các giao diện rất nhiều khoảng 250+ giao diện để bạn lựa chọn. Các giao diện đều sử dụng Responsive nên sẽ đáp ứng được tương thích tốt với nhiều thiết bị.
Đây là một giao diện miễn phí mình đã cài để test thử:
Tùy thuộc nhu cầu của bạn mà bạn có thể mua thêm các gói giao diện. Tuy nhiên, mình khuyên mọi người không nên chọn các giao diện quá rườm rà và hoa lá cành. Có lẽ, không nhiều người dùng thích vào một Website rối mắt, hoa lá, Pop-up bay loạn xạ.
Xu hướng thiết kế giờ là phẳng, đơn giản, rõ ràng, load nhanh, và tiện cho người dùng bởi vì đa số người dùng truy cập vào điện thoại nên càng đơn giản càng tốt.
Mình chỉ lưu ý các bạn điều này khi làm giao diện:
-Chọn màu sắc chủ đạo phù hợp với mặt hàng, thương hiệu. Hãy chọn màu theme sao cho gợi nhớ đến thương hiệu, hoặc tôn màu logo của bạn, hoặc phù hợp với mặt hàng bạn bán.
-Font chữ dễ nhìn và phù hợp. Nên chọn các font chữ không chân tránh rối mắt. Có thể sử dụng các font chứ uốn éo hơn nếu bạn bán đồ Handmade, hay Decor, Thời trang mang phong cách Vintage.
-Làm nổi bật những thông tin bạn muốn khách hàng thấy. Chẳng hạn như Miễn phí vận chuyển, Miễn phí đổi trả, Sale,….
***Lưu ý: các màu chính, font chữ bạn hoàn toàn có thể chỉnh trong phần thiết lập tại trang quản trị, theme mặc định hiển thị màu đen không có nghĩa là bắt buộc phải là màu đen. Bạn chỉ cần quan tâm đến cách bài trí, sắp xếp, kích thước các ô, trang chi tiết sản phẩm có phù hợp với sản phẩm của bạn hay không mà thôi.
Phần quản trị sửa giao diện được Sapo thiết kế rất dễ dàng và trực quan. Bạn có thể lựa chọn các tùy chọn và xem thay đổi được hiển thị hay lập tức xem có phù hợp không.
Ở góc trên cùng bạn cũng sẽ thấy Sapo cho phép bạn xem thử Website của mình trên Desktop hay Điện thoại. Ngoài ra các phần Đầu trang, Chân trang hay các Module cũng được thiết kế rất trực quan và dễ sửa.
-
Quản trị Website
So với giao diện của Bizweb trước kia mình Review, Sapo Web hiện tại có giao diện gọn gàng và dễ sử dụng hơn rất nhiều. Giao diện quản trị này giống với Shopify, có lẽ đội Dev của Sapo đã nghiên cứu khá kỹ lưỡng về Shopify.
Nếu bạn chưa biết thì Shopify là nền tảng Website hàng đầu thế giới, tuy nhiên chỉ phủ hợp nếu người dùng của bạn ở nước ngoài, do máy chủ đặt ở nước ngoài nên khi truy cập ở VN khá chậm, đặc biệt là những khi cá mập ngứa răng cắn cáp. Và giá cũng rất chát nếu quy đổi ra VN cũng gần như không có người support hay hỗ trợ.
Tại trang chủ của trang quản lý bạn có thể thấy ngay các thống kê cần thiết trực quan về đơn hàng và doanh số, và có thể lựa chọn ngay thông kê của hôm nay, hôm qua, tuần, tháng, hoặc chọn khoảng thời gian mình muốn ngay góc bên phải.
Ngoài ra, ứng dụng Sapo Web trên điện thoại khá tiện dụng cho cả 2 nền tảng iOS và Android. Bạn có thể nhận ngay thông báo khi có đơn hàng mới, thống kê đơn hàng, doanh số, thông tin đơn hàng và xử lý đơn hàng ngay lập tức chỉ với một chiếc điện thoại. Rất tiện dụng, giúp bạn không cần phải bó buộc suốt ngày ở cửa hàng nữa, đi cafe, du lịch vẫn hoàn toàn kiểm soát được công việc tại cửa hàng.
-
Tính năng
Sapo Web là một nền tảng Website bán hàng nên đương nhiên các tính năng cơ bản dành cho Website bán hàng là không thể thiếu.
Ngoài ra, vì là một nền tảng mở nên bạn có thể cài đặt thêm các ứng dụng trên chợ ứng dụng của Sapo. Cũng như giao diện, sẽ có các ứng dụng miễn phí và ứng dụng trả phí. Hãy cài những gì mình thấy cần thiết thôi, ứng dụng miễn phí mình thấy cũng khá nhiều ứng dụng hay rồi.
Cái hay của nền tảng mở là bạn có thể cài thêm các ứng dụng nếu cần, còn nếu không cần thiết thì không cài, khi đó Website sẽ nhẹ, quản lý Website cũng dễ dàng hơn so với việc có 1 đống tính năng mà mình không cần dùng đến nó.
Điểm mạnh của Sapo Web so với các nền tảng mở khác như WordPress, Shopify đó là liên kết mạnh với các đơn vị tại Việt Nam.
Ví dụ:
Vận chuyển có: VnPost, Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh, shipchung (riêng điều này cũng đã hỗ trợ kinh doanh cho bạn quá tiện lợi rồi, không cần hì hục nhập vận đơn riêng lẻ, vừa mệt vừa dễ sai sót nữa.
Thanh toán có: VTCPay, VNPAY, OnePay, Moca,…tuy ở Việt Nam hiện tại do lừa đào nhiều và thói quen người dùng nên hầu hết sử dụng COD. Nhưng với mình với các Shop đem lại sự tin tưởng mình đều thanh toán trước bằng thẻ cho tiện, và người dùng cũng sẽ dần phát triển. Việc thanh toán trước sẽ là một điều tuyệt vời bởi bạn không phải lo lắng nhiều về khách đặt vui, và có dòng tiền ngay lập tức, thay vì nhờ đơn vị vận chuyển “giữ hộ”.
Đặt hàng 1 bước đơn giản
Ở phiên bản cũ trước kia, mình rất không thích phần đặt hàng có quá nhiều tùy chọn, bắt đăng nhập tài khoản, phải mất 2 đến 3 bước mới có thể đặt hàng. Các bước đặt hàng cần làm sao càng đơn giản càng tốt, vì người dùng rất lười nếu quy trình đặt hàng quá rắc rối, và không phải ai cũng hiểu biết nhiều về Internet để hoàn thành các quy trình phức tạp.
Nhưng sang bản mới này mình rất thích giao diện đặt hàng của Sapo Web
Thứ nhất, rất tiện chỉ cần nhấp chuột một lần là ngay lập tức đến trang để khách hàng điền thông tin rồi. Cũng không có thông báo buộc khách hàng phải đăng ký hay đăng nhập tài khoản nữa, mà nút đăng nhập chỉ hiển thị gọn gàng vừa đủ cho những khách hàng có nhu cầu đăng nhập.
Thứ hai, các thông tin cần điền cũng rất gọn gàng đơn giản, chỉ cần đúng các thông tin cần thiết cho đặt hàng, nên Khách hàng có thể hoàn thành thông tin rất nhanh.
Thứ ba, trang thanh toán được tách riêng ra khỏi khung giao diện mặc định của Website, có nghĩa là tất cả chỉ hiện thị đúng phần thanh toán thôi, không có menu, sidebar,…(như hình bên trên) nên làm cho khách hàng không bị phân tâm và chỉ tập trung vào điền thông tin thanh toán thôi.
Những điều này nói nghe vẻ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao và tăng tỉ lệ đặt hàng của bạn lên khá nhiều. Hãy nhớ đặt mình thành khách hàng mù công nghệ nhất, khó tính nhất để trải nghiệm Website của mình xem liệu mình có mua hàng không? Có gặp vướng mắc gì không?
Còn một tính năng mình thấy rất hay, hy vọng Sapo sẽ có trong tương lại. Đó là, Thông báo có đơn đặt hàng mới đặt, pup-up hiển thị lên tại góc màn hình. Bạn có thể cài đặt sau khi khách truy cập bao lâu sẽ hiện thị Pop-up. Thông báo đơn hàng thật hoặc Fake thông tin.
Chẳng hạn, Nguyễn A tại Hà Nội vừa đặt một Gối ôm 37 độ .Khi click vào Gối ôm 37 độ sẽ link tới sản phẩm.
Điều này có 2 tác dụng:
-Giúp khách hàng tăng tin tưởng Website khi thấy nhiều người đặt hàng (mặc dù ứng dụng cho phép bạn fake thông tin này).
-Giúp bạn Up sale sản phẩm muốn bán.
Tính năng Abandoned Checkout
Đây là một tính năng khá hay được các Website bán hàng trên Thế giới áp dụng rất hiệu quả.
Tính năng đặc biệt này giúp Website tự động lưu lại thông tin của khách hàng sau khi họ điền thông tin tại trang Đặt hàng dù họ chỉ điền vào mà chưa ấn Xác nhận. Đó có thể do họ bận việc gì đó phải ra ngoài gấp mà không tiếp tục đặt hàng được, hoặc nghĩ lại thấy giá hơi cao,…
Khi có thông tin này, bạn có thể cài đặt hệ thống để gửi mail nhắc khách hàng đã bỏ quên đơn hàng chưa đặt xong sau khoảng 15′ hay 30′ tùy bạn đặt, giúp khách hàng nhớ ra rằng họ vẫn còn đăng đặt hàng dở chưa hoàn tất. Hoặc gửi tặng họ một mã giảm giá dành riêng cho đơn hàng này của họ mà thôi (ít nhất thì để khách hàng nghĩ thế).
Như vậy một số đơn hàng tưởng chừng như đã mất nhưng hệ thống sẽ giúp bạn “cứu” lại.
Một tính năng nữa mình thấy rất đang nói của Sapo đó là Báo cáo.
Như bạn đã thấy ở trên, bạn có thể xem được doanh số của mình được lọc theo rất nhiều tiêu chí để biết rằng doanh số ở đâu là cao nhất và tập trung phát triển kênh bán hàng tại đó hơn. Điều này rất quan trọng nếu bạn muốn chi ít tiền hơn mà hiệu quả doanh số bán hàng tốt hơn. Hãy tập cho mình thói quen xem báo cáo để tối ưu hiệu quả nhé.
Báo cáo Google Analytics cũng được tích hợp ngay trong trang quản trị để bạn tiện theo dõi.
-
Tối ưu tìm kiếm – SEO
Ngoài những phần cho phép chỉnh sửa Tiêu đề, Đường dẫn, Mô tả mà gần như mã nguồn nào hiện nay cũng có. Theo kinh nghiệm mình thấy Sapo X có thể giúp bạn được Google ưu ái hơn. Đó là:
– Tương thích với nhiều thiết bị: Desktop, Mobile, Tablet,…
– Tốc độ truy cập nhanh. Tốc độ cũng sẽ là môt tiêu chí được Google chú trọng trong SEO
– Hỗ trợ miễn phí bảo mật SSL – HTTPS.
Theo kinh nghiệm với các Website của mình thì sau khi dùng bảo mật SSL, Website sẽ dễ có các từ khóa lên Top hơn rất nhiều, có lẽ Google ưu ái hơn cho các Website có chứng chỉ bảo mật. Và Website bạn cũng sẽ không bị xuất hiện cảnh báo tại các trình duyệt, giúp người dùng tin tưởng hơn.
– Trang chi tiết sản phẩm cũng đã được tối ưu khai báo dữ liệu có cấu trúc giúp Google nhận biết trang của bạn là một trang sản phẩm. Điều này tốt cho các Website bán hàng.
Tuy nhiên, mình cũng phải nói rằng, giờ đã có rất nhiều kênh tiếp cận khách hàng, Google Adwords hiện nay cũng chiếm phầm lớn màn hình hiển thị kết quả khi tìm kiếm rồi. Nên quan điểm của mình, bạn không nên dành ra quá nhiều kinh phí, đừng thần thánh hóa quá mức SEO.
Chỉ cần tối ưu SEO Onpage là đủ. Đừng chèn back link, từ khóa tùm lum gây phản cảm với người dùng. Quan trọng nhất vẫn là làm sao cho người dùng cảm thấy tin tưởng, dễ thao tác, cung cấp đủ thông tin là đủ. Có rất nhiều kênh khác giúp bạn tiếp cận khách hàng như: Facebook, Instagram, Zalo, Google Adwords,…mà còn đem lại hiệu quả cho bạn sớm hơn là mòn mỏi đợi chờ website của mình “lên Top”.
Khi lượng truy cập vào Website của bạn tăng lên, thời gian truy cập của khách hàng lâu,… Google sẽ nhận thấy bạn đang cung cấp giá trị cho người dùng Website của bạn sẽ có những từ khóa lên Top và có những nguồn truy cập tự nhiên.
Mình cũng không hiểu vì sao nhiều bạn SEO Việt Nam nói rằng Website hệ thống như Sapo khó SEO, không SEO lên được,…Mình nghĩ rằng nhiều bạn chỉ nghe ai đó nói rồi tua lại hệt như vậy, chắc cũng chưa thử SEO Website hệ thống bao giờ. Hoặc có thể nhiều bạn toan tính bắt khách hàng đập Website đi để làm lại website bên họ thì họ mới SEO được. Nếu Website hệ thống không SEO nên được chắc họ không thể có vài chục nghìn khách hàng sử dụng được.
-
Giá Sapo Web
Giá gói Sapo Web là: 299.000đ/tháng
Phí khởi tạo ban đầu: 1.500.000đ – tức là sẽ chỉ tính lần đầu tiên khi bắt đầu dịch vụ.
Ngoài ra nếu bạn đăng ký gói 2 năm thì sẽ được miễn phí khởi tạo và giá hàng tháng giảm 10% còn 269.000đ/ tháng.
Nếu có điều kiện mọi người nên mua gói 2 năm có thể giảm khá nhiều chi phí. Bạn có thể đăng ký dùng thử tại link bên dưới.
Đánh giá Sapo POS – Nền tảng quản lý bán hàng.
Trước đây, cũng khá lâu rồi, lúc còn bán giày khoảng năm 2014, mình là một trong những khách hàng đầu tiên của quản lý bán hàng Sapo – phiên bản cũ khi đó ra mắt. Lúc đó Sapo vẫn chưa là một nền tảng mở như bây giờ, dùng khá chậm và rất dễ lỗi nên từ đấy mình chưa thử sử dụng lại Sapo.
Sau hôm ra mắt Sapo X tháng 4 vừa rồi, nghe tính năng và thấy ảnh giao diện quản trị có vẻ khá ổn nên lần này mình thử nghiệm lại phiên bản mới này.
Giao diện quản trị của Sapo POS cũng tương tự như Sapo Web, tương đối đơn giản và dễ dùng. Bạn có thể vào trang quản trị của Sapo POS qua đường dẫn: tendangky.mysapo.vn.
Tại đây, bạn cũng có thể thêm các kênh bán hàng để có thể đồng bộ sản phẩm và quản lý đơn hàng tại cùng một trang quản trị, như cửa hàng, kênh Website, sàn TMDT,…
Ngoài các tính năng quản lý kho hàng, của hàng mà các phần mềm khác cũng có, mình sẽ chỉ tập trung nếu ra 1 số điểm mà mình thấy Sapo POS khá hay đó là:
-
Đồng bộ tốt với các Kênh bán Online.
Nói cách khác, bạn có thể quản lý hàng tồn kho của mình tập trung với rất nhiều kênh như: Cửa hàng, Website, Tiki, Facebook,…
Update: Từ ngày 25/2/2019 khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS, các chủ shop sẽ được mặc định tích hợp miễn phí phần mềm quản lý fanpage Sapo Social. Nhất cử lưỡng tiện cho những ai có cửa hàng, và đồng thời đang đẩy mạnh bán hàng trên Facebook.
Về cơ bản, Sapo Social cũng giống như các phần mềm chăm sóc fanpage đang có trên thị trường, với các chức năng ẩn comment, quản lý comment/inbox tập trung, cấu hình tin nhắn tự động, chế độ gộp trang và tương tác với khách hàng trên nhiều page trên cùng một màn hình. Check kho trước khi tạo đơn, phân quyền nhân viên… Điểm nổi bật nhất mà mình nhìn thấy đó chính là các đơn hàng khi bạn tạo trên Facebook sẽ được xử lý tập trung tại Sapo, và đẩy tự động sang đơn vị vận chuyển. Không cần quản lý đơn hàng qua file excel dễ nhầm lẫn, phức tạp khâu gửi hàng như cách làm truyền thống.
Tất nhiên, miễn phí cũng là điểm thu hút khi không cần bỏ thêm một khoản tiền mua phần mềm quản lý fanpage riêng. Bảng giá phần mềm quản lý bán hàng Sapo là 229K/tháng, tính ra mỗi ngày bạn cần bỏ ra khoảng 7,5K để một phần mềm quản lý bán hàng, kèm luôn tính năng quản lý fanpage.
Theo mình biết hiện tại chưa có bên nào có tích hợp tính năng quản lý fanpage vào phần mềm quản lý bán hàng, nên đây có thể là điểm cộng, giúp Sapo thu hút các shop nghìn đơn trên Facebook về với mình.
-
Cung cấp phần cứng.
Bạn có thể mua các phần cứng tại Shop của Sapo để liên kết hỗ trợ cho quản lý bán hàng tại cửa hàng như: quét mã vạch, ngăn kéo đựng tiền, máy in hóa đơn,…
-
Thao tác nhanh, sử dụng được phím tắt.
Giao diện của Sapo Pos khá trực quan, khi sử dụng load khá nhanh mà không có hiện tượng giật lag như ngày xưa mình dùng.
Phím tắt cũng được thiết kế khá nhiều để giúp bạn tăng tốc khi xử lý đơn hàng.
-
Hỗ trợ xử lý hàng loạt tốt.
Sapo Pos hỗ trợ các tính năng xử lý hàng loạt khá tốt, như chọn nhiều đơn hàng, in nhiều hóa đơn,… giúp bạn có thể xử lý một lượng lớn đơn hàng tương tác với một vài thao tác mà không cần lập đi lập lại nhiều lần.
-
Hỗ trợ tối ưu cho từng ngành hàng.
Có rất nhiều ngành hàng được Sapo thiết kế phù hợp tối ưu. Bạn có thể xem thêm tại trang chủ của Sapo hoặc hình ảnh bên dưới.
-
Đồng bộ dữ liệu đám mây.
Dữ liệu được đồng bộ lên đám mây giúp bạn có thể truy cập thông tin để xem báo cáo và quản lý cửa hàng mình tại bất cứ đâu, từ bất kỳ thiết bị nào do hỗ trợ Mobile tương đối toàn diện.
Điểm đặc biệt là bạn vẫn bán hàng bình thường tại cửa hàng nếu lúc đó mất kết nối Internet. Dữ liệu sẽ được lưu trữ và tự động đồng bộ khi có kết nối Internet trở lại.
-
Đồng bộ được với Woocommerce
Các fan của WordPress có lẽ rất thích điều này, mình cũng bất ngờ khi thấy vào phần ứng dụng của Sapo có ứng dụng cài đặt đồng bộ này, vì không nghĩ Việt Nam có đơn vị nào đồng bộ được với Woocommerce.
Nếu bạn đang sử dụng WordPress, website đã mất nhiều công xây dựng không muốn phá đi thì mình nghĩ đây là một lựa chọn để bạn vẫn có thể quản lý được tồn kho, các chi nhánh cửa hàng một cách chuyên nghiệp. Và hỗ trợ cả các đơn vị vận chuyển tại Việt Nam nữa.
Giá cho gói Sapo POS:
Phí khởi tạo: 1.000.000đ/tháng (chỉ mất lần đầu)
Phí hàng tháng: 199.000đ/tháng
Đăng ký 2 năm bạn sẽ được miễn phí khởi tạo và giảm giá 10% còn 179.000đ/
Đánh giá Sapo Omnichannel
Liên kết với Lazada
Để liên kết với Lazada những việc bạn cần làm khá đơn giản qua một vài click chuột.
Đầu tiên bạn cần chọn thêm kênh bán hàng. Một bảng lựa chọn sẽ hiện lên vào bạn chọn thêm Lazada là kênh bán hàng.
Sau khi nhấp nút Thêm, bạn sẽ thấy Lazada được thêm vào kênh bán hàng.
Bạn chọn Lazada, sau đó nhấp liên kết Kết nối với Lazada và điền thông tin tài khoản Lazada vào và bạn đã kết nối Sapo với Lazada.
Vậy sau khi đồng bộ 2 nền tảng này với nhau, điều gì sẽ giúp ích cho việc bán hàng và quản lý của bạn?
- Đồng bộ sản phẩm với Lazada và Sapo thông qua mã sản phẩm.
- Đồng bộ nhanh chóng thông tin đơn hàng và số lương hàng tồn kho
Khi có đơn đặt hàng phát sinh trên Lazada, thông tin về đơn hàng sẽ được quản lý tập trung tại Sapo, thông số tồn kho tự động được trừ đi ngay khi có giao dịch. Điều này giúp cho bạn tránh khỏi các tình huống như cập nhật thông tin kho chậm, dẫn đến khách hàng đặt hàng trên Lazada mà hàng thì không có. Sản phẩm 10-20 cái thì còn miễn cưỡng cập nhật thủ công chứ lên vài chục, vài trăm thì có lẽ bạn cần nuôi 1 vài người chỉ ăn và chờ cập nhật kho.
Trước đây khi Sapo còn là Bizweb cũ, cũng đã từng có tính năng này. Tuy nhiên, mình thấy tốc độ đồng bộ hơi chậm, thi thoảng có lỗi vặt.
Nhưng khi test bản này thì thấy cập nhật rất nhanh. Điều này được Sapo giải thích là do được kết nối trực tiếp trên hệ thống lõi của Sapo thay vì chỉ kết nối với Website. Đây cũng là giai đoạn đầu của sự kết nối, có lẽ các cập nhật tính năng nâng cao hơn cũng sẽ dần được ra mắt trong thời gian tới.
Ngoài ra, lần này mình còn thấy sự khác biệt ngoài về mặt kỹ thuật đó là Sapo và Lazada đã bắt tay với nhau không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn là về chiến lược và tổ chức các Workshop đào tạo bán hàng mà mình thấy quảng cáo khá nhiều trong thời gian gần đây.
Với việc Lazada đã được Alibaba mua lại (có lẽ bạn cũng đã biết sức mạnh của Alibaba thế nào, không chỉ qua các trang nhập hàng mà mọi người hay vào như 1688, Taobao, Tmall,…Nếu bạn từng làm dropshiping hay bán hàng worldwide sẽ thấy sức mạnh của Alibaba khủng khiếp thế nào với AliExpress, Alibaba.com. Ngay cả những trang bán hàng của Mỹ như Amazon, Wish,…hàng hóa cũng phần lớn từ Alibaba), mình hy vọng sự hợp tác chiến lược này sẽ mang lại điều gì đó mới mẻ cho Thương mại điện tử Việt Nam.
Update: Từ ngày 25/2/2019 khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS, các chủ shop sẽ được mặc định tích hợp miễn phí phần mềm quản lý fanpage Sapo Social. Nhất cử lưỡng tiện cho những ai có cửa hàng, và đồng thời đang đẩy mạnh bán hàng trên Facebook.
Về cơ bản, Sapo Social cũng giống như các phần mềm chăm sóc fanpage đang có trên thị trường, với các chức năng ẩn comment, quản lý comment/inbox tập trung, cấu hình tin nhắn tự động, chế độ gộp trang và tương tác với khách hàng trên nhiều page trên cùng một màn hình. Check kho trước khi tạo đơn, phân quyền nhân viên… Điểm nổi bật nhất mà mình nhìn thấy đó chính là các đơn hàng khi bạn tạo trên Facebook sẽ được xử lý tập trung tại Sapo, và đẩy tự động sang đơn vị vận chuyển. Không cần quản lý đơn hàng qua file excel dễ nhầm lẫn, phức tạp khâu gửi hàng như cách làm truyền thống.
Tất nhiên, miễn phí cũng là điểm thu hút khi không cần bỏ thêm một khoản tiền mua phần mềm quản lý fanpage riêng. Bảng giá phần mềm quản lý bán hàng Sapo là 229K/tháng, tính ra mỗi ngày bạn cần bỏ ra khoảng 7,5K để một phần mềm quản lý bán hàng, kèm luôn tính năng quản lý fanpage.
Theo mình biết hiện tại chưa có bên nào có tích hợp tính năng quản lý fanpage vào phần mềm quản lý bán hàng, nên đây có thể là điểm cộng, giúp Sapo thu hút các shop nghìn đơn trên Facebook về với mình.
Bài viết sẽ còn tiếp tục được cập nhật nên mọi người chú ý theo dõi nha!
Tổng hợp lại, theo đánh giá của mình: Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo X đáng dùng với nhiều tính năng hay. Mình đánh giá vào thời điểm này đang là nền tảng hàng đầu dành cho bán hàng, mức giá cũng tương đối mềm mại và sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Với 3 gói trên, mình khuyên ban đầu nếu bạn bắt đầu bán hàng Online có thể chỉ đăng ký gói Sapo Web. Sau khi bán tốt, hệ thống mở rộng có thể đăng ký thêm Sapo Pos hoặc đăng ký luôn gói Omnichannel để hỗ trợ bán hàng tốt hơn. Như vậy, vừa phù hợp với nhu cầu, vừa giúp bạn làm quen dần với các tính năng của Sapo, tránh bị rối loạn hay choáng ngợp bởi nhiều tùy chọn, tính năng.
Đó là trải nghiệm của mình với Sapo X. Còn với bạn thì sao? Hãy comment bên dưới để cùng bàn luận nhé!
bài review chi tiết quá, thanks bạn
Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn lựa chọn được giải pháp ưng ý.
Nay đọc báo thấy Sapo có cái tính năng tích hợp vận chuyển nghe hay đó nhỉ. k biết dùng cái tính năng đó thực tế có ok k nhỉ