Chào mọi người, chắc phần lớn những ai theo dõi mình phần lớn đều tham gia vào thị trường Forex nên mọi người có công nhận với mình là sau khi đã học trade Forex rồi thì nhìn sang biểu đồ tf lớn của những những loại tài sản để đầu tư cảm thấy nó đơn giản, dễ hơn rất nhiều không.

Thực sự thì đúng là đầu tư mua nắm giữ nó dễ hơn trade dùng margin rất rất nhiều lần. Và nếu áp dụng chiến thuật mua trung bình vốn hợp lý nữa thì kiểu gì cũng giàu (Không giàu nhanh thì giàu chậm).

Tuy dễ như vậy nhưng tại sao lại không nhiều người giàu mặc dù chúng ta thấy nó cũng dễ thật. Câu trả lời là số đông vẫn không vượt được qua cửa ải lòng tham và sự chờ đợi. Vậy nên hôm nay hãy nói về cách để chế ngự con quái thú trong đầu chúng ta bằng những hành động cụ thể.

Đây là cách mình đang áp dụng, anh chị em có cách nào hay hơn thì góp ý mình nhé:

1. Không chốt lời toàn phần

Chốt lời từng phần khi đầu tư

Tuy chốt lời không bao giờ là sai nhưng mình không bao giờ chốt lời một lần hết sạch. Giá càng tăng cao càng nguy hiểm thì mình càng chốt nhiều ra nhưng dù nó tăng thế nào thì mình vẫn luôn giữ 1 phần tài sản lại.

Lý do bởi vì không 1 ai biết thị trường nó còn tăng điên khùng cỡ nào nên nếu chốt hết sạch ra, giá tăng lên tiếp thì thấy rất tiếc vì thế khi giá mới chớm hồi lại 1 tí là dễ dính vào trạng thái fomo mà đu vào mua lắm.

Vì thế việc luôn để 1 phần tài sản trong thị trường là để mình luôn có cảm giác còn tiền để chốt lời nên dù giá tăng điên khùng thế nào mình cũng không fomo mua đuổi mà luôn trong tâm thái có lời để chốt.

Tất nhiên làm vậy đồng nghĩa với việc khi thị trường downtrend thì có thể chia 5 chia 10 tài khoản nhưng mình chấp nhận vì số tiền trong thị trường khi đó nó không nhiều, và mình cho rằng đó là cái giá phải trả để giữ được tâm thái ổn định mà bắt được 1 con mồi lớn ở timeframe tuần và timeframe tháng.

2. Luôn để tối thiểu 30- 35% tiền để dành cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra

tâm lý thoải mái khi đầu tư

Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là trường hợp mà mình không nghĩ rằng nó có thể xảy ra được.

Nếu mà làm như vậy thì nó có 2 tác động tích cực sau đây:

Tâm thái cực kì thoải mái, tự tin

Giả sử giờ bạn dùng tất cả tiền mua được ở mức giá rất tốt như KLQT hay Keylevel fake của khung tháng rồi. Lúc này tâm lý tự tin cực kỳ rồi, nghĩ mình đợi chờ là sẽ giàu có thôi.

Nhưng nếu nó có hiện tượng có râu nến dài hoặc là phá vỡ giả ở khung lớn thì sao. Tất nhiên là chả sao cả nhưng vấn đề là khi giá chạy xong thì chúng ta mới biết nó chỉ là râu nến hoặc chỉ là phá vỡ giả, còn khi giá vẫn đang chạy thì râu nến sẽ là thân nến, phá vỡ giả nhìn giống như đã phá rồi và từ đây phát sinh vấn đề tâm lý.

Trade Forex ở M15 H1 thì ngủ 1 giấc dậy có khi giá chạy xong hết rồi. Còn khi bạn đầu tư ở tf tuần và tháng mà muốn biết kết quả đó là râu nến hay phá vỡ giả thì phải đợi cả tháng có khi là vài tháng. Và khi đó tâm lý tự tin sẽ mất mà 1 dạng tâm lý khác xuất hiện.

Đầu tiên sẽ có tâm lý mua hớ, sau đấy sẽ xuất hiện thêm tâm lý nghĩ mình sai. Mà chịu đựng nó trong thời gian dài cả tháng thì rất dễ vào 1 buổi sáng nào đó, bạn sẽ đưa ra 1 quyết định mà sau đó nó khiến bạn phải hối hận.

Nhưng mà nếu bạn không tất tay mà còn giữ ít nhất 30- 35% tiền thì câu chuyện nó rẽ sang 1 chiều hướng khác. Tâm lý nó sẽ thoải mái ngay cả khi có hiện tượng râu nến hoặc phá vỡ giả. Nó thoải mái bởi vì đó phá vỡ giả thì quá ổn rồi còn nếu nó là phá vỡ thật thì cũng chả sao càng tốt. Nó tốt ở đâu thì đi vào điều tích cực 2 nhé.

Sai lại có thể khiến bạn giàu có hơn cả khi đúng

Trong trade hay đầu tư thì đừng lúc nào cũng quá quan trọng vấn đề đúng sai, quan trọng là khi đúng được bao nhiêu tiền và khi sai thì mất bao nhiêu tiền. Như ở trade thì sai mất 1R thì đúng thì được 2,3,4R. Trong đầu tư thì khi sai chưa hẳn là hỏng, khi sai cũng là lúc bạn được quyền mua với 1 mức giá không tưởng mà bạn còn không ngờ tới. Quan trọng là bạn còn tiền để mua được mức giá điên rồ đó không.

Vì thế để 30-35% tiền là cách mình quản lý rủi ro phòng ngừa trường hợp xấu nhất có thể xảy đến. Có câu người giàu được sinh ra từ khủng hoảng, vì thế muốn giàu thì phải luôn còn tiền khi khủng hoảng xảy ra. Đó là lý do mình giữ lại 30-35% tiền là dành cho mục đích đấy.

Vậy trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là trường hợp kiểu như nào:

Như ở biểu đồ chỉ số VN-INDEX đi:

Mình và mọi người dự đoán cùng lắm giá mà về thì chỉ về KLQT thôi đúng không. Đến đó là chúng ta mua nhiều rồi. Nhưng mình vẫn luôn để 30-35% để phòng ngừa mua ở 1 mức giá mà mình nghĩ nó không bao giờ về được.

Nơi xấu nhất xảy ra là về nơi bắt đầu xu hướng tăng của khung tháng. Tuy mình nghĩ nó không thể xảy được nhưng mình vẫn luôn để 1 khoản tiền ở đó vì đó là cách giúp mình luôn thoải mái tâm lý cũng như cách quản lý rủi ro của mình.

Biểu đồ BTC cũng tương tự.

Trường hợp xấu nhất và mình nghĩ sẽ không thể xảy ra là giá về KLQT của khung tháng vì khi đã có KL fake thì giá chỉ hay về KL fake thôi. Tuy với mình nó gần như sẽ không xảy ra nhưng mình cũng vẫn luôn để 1 khoản tiền ở đó. Tuy trong bài đó mình để 20% tiền tại đó nhưng có lẽ mình sẽ tinh chỉnh lại để dành nhiều tiền hơn tại đó tăng lên 30% chẳng hạn. Hạn chế bớt lòng tham lại vậy.

Vì nếu trường hợp xấu nhất nó xảy ra thật thì dù mình có sai nhưng lại khiến mình giàu có hơn cả khi mình đúng.

3. Học kiên nhẫn bằng cách bớt nhìn biểu đồ

Chuyện là mình hay trade ở tf M15 và M5 nó quen rồi, đợt vừa rồi có vài lệnh mình thử trade ở tf H1 H4 thì sml toàn tập.
Chuyện bị sml thì đơn giản do sai thôi, nó không phải vấn đề. Vấn đề ở đây là mình cảm thấy mình không thể đợi được khi trade ở H1 H4. Vì để đợi mấy lệnh đấy nó đóng thì độ kiên nhẫn phải gấp 3, 4 lần so với việc trade ở M5 M15.

Điều đấy đồng nghĩa nếu so với đầu tư ở tf tuần và tháng thì độ kiên nhẫn nó phải x50 x100 lần như thế. Nhưng mình vẫn kiên nhẫn đợi bằng cách 1 ngày chỉ xem giá 1 lần.

Cái lúc mình mua coin ở khung tháng thì đợt coin xuống hơn 3K, lúc ấy trên Tradingview mình bỏ theo dõi luôn cặp BTC/USD, tức là muốn xem được giá thì phải lên Coinmarketcap để xem. Và mình chỉ xem 1 lần/ngày vào buổi sáng thôi.
Có thời điểm nguyên 1 tuần mình quên luôn mình có coin và không thèm vào coinmarketcap để xem giá nữa.

Nhưng việc đợi chờ 1 thứ trong 3-4 năm thì không phải chuyện đơn giản. Cứ nhìn vào tình yêu của mấy cặp đôi sinh viên mà trong đó có 1 người đi du học 3-4 năm xem. Đa phần kết cục sau đó khả năng cao là chia tay.

Mà 1 thứ lớn lao như tình yêu mà số đông còn không đợi được thì đợi 1 vật ngoài thân như tiền thì số đông chả thất bại thì sao.

Nhưng dù sao thì mấy bạn sinh viên cũng chỉ đợi thế có 1 lần trong đời rồi về sau cứ ai ở gần là “hợp tác” với người ấy. Còn trong đầu tư thì chúng ta luôn phải đợi “người yêu” đi du học định kì 3-4 năm 1 lần liên tục như vậy đến hết đời thì đúng là khó và số đông luôn thất bại là đúng rồi.

Tuy nhiên có 1 điểm khác nhau ở đây mà chúng ta có thể đào xới, vận dụng được. Đó là trong việc đợi người yêu đi du học thì hầu như ngày nào cũng phải nhắn tin gọi điện. Nếu 1 người không duy trì được thì ắt sẽ sứt mẻ tình cảm rồi dẫn tới thất bại.

Nhưng trong việc đầu tư thì ngược lại, như đầu tư BTC chẳng hạn thì càng ít liên lạc, càng ít gặp gỡ thì BTC càng yêu ta hơn. Nên là mình dùng đủ mọi cách để hạn chế tần suất nhìn thấy tin tức và giá của những loại tài sản xuất hiện trước mắt mình. Cố biến mình trở thành 1 lạnh lùng boy, vô cảm boy.

Câu chuyện trên chỉ là ví dụ mình lấy vui để có thể so sánh với đầu tư mà thôi chứ không có ý gì đâu mọi người nhé.

Thời gian đầu tiết chế bản thân không xem giá thì khó thật nhưng chịu khó kìm hãm trong vài tuần là tự khắc bản thân chúng ta nó thích ứng và sẽ quen dần thôi.

Chúc mọi người giữ vững được tâm lý để đầu tư an nhiên!

Được phân loại trong:

Được gắn thẻ trong:

,