Một câu chuyện rất hay mà mình nghĩ sẽ không phí thời gian khi bạn đọc nó.

13 năm trước, tôi là sinh viên năm nhất.

Một ngày cuối tuần, tôi và vài bạn cùng lớp hẹn nhau đi leo núi. Khi tôi đang nghiên cứu làm sao để bắt xe buýt đến đó, một người bạn trong lớp bảo: “Đừng kiểm tra nữa, đợi chút lái xe của bố tôi sẽ đến đón chúng ta”.

Một lát sau, một chiếc xe Mercedes đen dừng tại ký túc xá, bạn học đó niềm nở gọi chúng tôi lên xe. Vẻ mặt của cô ấy vui vẻ tự nhiên, không phô trương khoác lác.

19 tuổi – Lần đầu tiên trong đời tôi được ngồi xe Mercedes. Vào lúc đó, lần đầu tiên, tôi nhận ra sự khác biệt giữa người với người.

Quê tôi là một vùng đất hẻo lánh. Chúng tôi thường nói tên huyện vì huyện lớn hơn, nhiều người biết đến hơn.

Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta có thể sử dụng những nỗ lực của bản thân để quyết định điểm khởi đầu cho thế hệ sau.Vào năm 2005, chúng tôi không có lấy một chiếc xe. Từ làng chúng tôi đến thị trấn, tôi phải đi bộ hơn 20 phút. Từ thị trấn lên huyện, ngồi xe hết 5 ngàn. Từ huyện lên thành phố, đi xe buýt, khoảng 25 ngàn.

Khi tôi lên thành phố học đại học, tôi thường di chuyển bằng xe buýt. Tôi không bao giờ dám gọi taxi, mặc dù giá taxi hồi đó khá rẻ.

Sau khi đi leo núi, xe chở chúng tôi đi mua sắm quần áo. Họ rất rành những thương hiệu nổi tiếng, tôi lại như lạc vào khu rừng rộng lớn, bối rối, ngượng ngùng.

Bạn học gọi tôi vào thử quần áo, tôi vội vã vẫy tay: “các bạn cứ thử đi, tớ giữ túi giúp cho”.

Sau đó, chúng tôi lại đến KFC. Các bạn mua khoai tây chiên, bánh tart trứng, gà chiên, coca… Còn tôi không mua bất cứ thứ gì, lặng lẽ lấy ra một cái bánh mì mua lúc sáng.

Đồ bán ở đây quá đắt, một tháng tôi chỉ có 300 ngàn sinh hoạt phí, vậy nên phải tiết kiệm.

Bạn cùng lớp thấy tôi lấy bánh mì ra ăn, cô ấy lấy một chai nước ngọt lặng lẽ đưa nó cho tôi.

Khi sinh viên trong ký túc xá luyện nghe tiếng Anh bằng máy MP3, tôi chỉ có thể tranh thủ thời gian không có tiết học để đi đến phòng máy tính luyện tập. Bởi vì nếu mua một chiếc MP3 sẽ tốn 200 ngàn, tháng đó tôi sẽ đói.

Khi các bạn cùng lớp lên kế hoạch kỳ nghỉ hè sẽ đến lớp đào tạo tiếng Anh, luyện thi IELTS và rèn luyện các kỹ năng mềm, tôi lại lặng lẽ thu xếp hành lý và bắt hai chuyến xe buýt đến nhà hàng làm thêm. Mặc dù tiền lương mỗi tháng chỉ có 600 ngàn, nhưng đối với tôi lại đủ 2 tháng sinh hoạt phí.

Khi sinh viên tích cực tham gia vào các câu lạc bộ khác nhau để mở rộng kiến thức, tập kỹ năng thuyết trình, và tích lũy kinh nghiệm cá nhân, tôi lại dùng thời gian đó để chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ. Mỗi học kỳ, tôi phải cố hết sức để trở thành thủ khoa, vì chỉ với cách này tôi mới có thể nhận được học bổng để không phải lo lắng về học phí của mình trong năm tới.

8 triệu, đối với một số trẻ em thành phố, nó có thể chỉ là một chuyến đi chơi nước ngoài, một chiếc máy tính xách tay, nhưng đối với tôi, nó là mấy tấn gạo, là mấy trăm túi đậu phộng, là một số tiền cực kỳ, cực kỳ lớn.

Gần đây nghe đồn một sinh viên trong trường đã vay tiền lãi nóng mấy chục triệu, sau khi nhà trường biết đã buộc phải thôi học, bị chủ nợ đến đòi phải trốn đi biệt xứ.

Câu chuyện này làm tôi sốc và cũng làm tôi nghĩ lại. Khi một người ở tuổi vị thành niên, giá trị của đồng tiền nên được hình thành như thế nào, mới có thể không bị cám dỗ bởi vật chất bên ngoài?

Lúc còn nhỏ, tôi hỏi cha tôi, tại sao gia đình chúng tôi khó khăn như vậy, trồng rất nhiều lúa, nhưng vẫn nghèo, còn nhà hàng xóm dường như không trồng cây, dựa vào cờ bạc, làm một số việc “nhẹ nhàng”, nhưng thường có thịt để ăn.

Bố tôi trả lời rằng, mỗi người có một con đường không ai giống ai.

Mọi người đều có khả năng kiếm tiền, tôi kiếm không được những khoản tiền dễ dàng ngoài kia, chỉ có thể cực khổ trồng trọt, làm bao nhiêu kiếm bấy nhiêu. Miễn là chúng tôi làm việc chăm chỉ, chúng tôi sẽ không nghèo mãi được.

Hơn 20 năm trôi qua, những lời của cha tôi hằn sâu trong tâm trí và hình thành nên giá trị quan của tôi: “Phải làm việc đàng hoàng đến nơi đến chốn, không thể đầu cơ trục lợi”.

Tại sao gần đây nhiều người lại rơi vào thảm kịch khi vay nặng lãi, đánh bạc, rượu chè… Có lẽ một số người khi còn trẻ đã có vấn đề về giá trị quan của đồng tiền.

Thường lứa 7x, 8x chịu nhiều cực khổ vất vả hơn so với lứa 9x, 2000.

Ngày xưa cực khổ đã hình thành phẩm chất cho chúng ta về sự kiên trì, kiên cường, khả năng chịu đựng khó khăn, không sợ bẩn thỉu và mệt mỏi, nó cũng mang lại cho chúng ta những yếu điểm như tự ti, bảo thủ, ngại giao tiếp.

Mặc dù vào thời điểm đó chúng ta không giàu có, nhưng khác biệt với những người xung quanh không lớn. Còn bây giờ, có người đã cùng bạn uống bia ngày hôm qua, có thể trở nên giàu có chỉ sau một đêm duy nhất.

Ngày hôm trước còn cùng bạn viết một bài đăng lên mạng xã hội, hôm nay có thể là do bài viết cộng thêm 100.000 lượt thích, nên bắt đầu hợp tác kinh doanh, ký kết và xuất bản nhiều tập;

Cách đây không lâu còn vay bạn tiền đi ăn, vừa chớp mắt đã tìm thấy một anh chàng đẹp trai giàu có, cầu hôn không chỉ là một chiếc nhẫn kim cương lớn, mà còn là một tuần trăng mật trong mơ ở Maldives …

Dường như mọi người đều có cơ hội trở nên giàu có và nổi tiếng chỉ sau một đêm.

Những sự khác biệt lớn dần dần khiến tâm hồn của những đứa trẻ không trưởng thành và giá trị quan không vững chắc

Đôi khi, chúng ta nỗ lực cả đời chỉ để đạt đến một tầm cao mới, nhưng đôi khi nó lại là điểm khởi đầu của người khác.

Khi bạn học đang vui chơi hưởng thụ ở 15 quốc gia châu Âu, bạn lại cay đắng ngồi ì trong phòng làm việc than khóc vì không được trả tiền tăng ca.

Khi gia đình bạn bè của bạn sum vầy cùng đi nghe hòa nhạc, bạn lại phải làm việc như một osin, phải nấu ăn và chăm sóc lũ trẻ sau một ngày làm việc vất vả;

Khi bạn gái của bạn nói về các dự án và đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới, bạn lại đang chỉnh sửa từng trang, từng trang của bản công văn.

Khi anh em của bạn có một căn hộ ở thành phố, bạn vẫn bí mật vui mừng rằng cuối cùng bạn đã có thể dùng tiền tiết kiệm đi thế chấp mua ngôi nhà thuộc về mình ở ngoại ô thành phố.

Xuất phát điểm của mỗi người không giống nhau, có người phải nỗ lực siêng năng làm trăm ngàn công việc mới đến được Roma, trong khi có người lại được sinh ra ở Roma.

Nhưng như vậy thì có vấn đề gì? Tôi luôn tin rằng, sống tốt hơn người khác không phải là cao quý, cao quý thực sự chính là ưu điểm của bản thân trong quá khứ.

13 năm trước, tôi đã lén ngủ trưa ở KFC. 13 năm sau, tôi có thể đường đường chính chính dẫn con cái đi ăn ở KFC.

13 năm trước, tôi nhìn thấy bạn cùng lớp dùng hơn 8 triệu để mua một chiếc máy tính xách tay, và đầu óc tôi đang tính toán xem đổi được bao nhiêu túi gạo, bao nhiêu kilogam đậu phộng, bao nhiêu thứ khác… 13 năm sau, tôi có thể ở cửa hàng Apple mua máy tính xách tay và điện thoại di động đời mới nhất;

Dù không được chọn nơi mình sinh ra những có thể nỗ lực để quyết định điểm khởi đầu cho thế hệ sau13 năm trước, tôi một thân một mình và trên người không có gì cả, tôi dành dụm tiền lên thành phố học đại học, 13 năm sau, tôi sống trong một ngôi nhà rộng rãi, sáng sủa và có một công việc mà tôi chưa từng tưởng tượng;

13 năm trước, tôi đã dùng tiền tiết kiệm để mua một cuốn sách yêu thích. 13 năm sau, tôi có một gian phòng có thể chứa hơn 1.000 cuốn sách và cơ bản có thể thực hiện ước mơ tự do mua sách.

Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta có thể sử dụng những nỗ lực của bản thân để quyết định điểm khởi đầu cho thế hệ sau.

Đây có thể là ý nghĩa mà mỗi người chúng ta phấn đấu suốt đời.

Theo Tri Thức Trẻ

Được phân loại trong: