Có lẽ mình và bạn đều đồng ý với nhau một điều rằng: Không gì tuyệt vời hơn việc sở hữu một công việc kinh doanh của riêng mình, vừa được làm chủ, vừa có lợi ích kinh tế cho bản thân, vừa đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Nhưng rất nhiều bạn than thở rằng mất quá nhiều thời gian cho công việc kinh doanh của mình: không có thời gian đi du lịch, đi chơi, đi gặp bạn bè, ngày lễ cũng như ngày thường không dám đi đâu vì sợ không kiểm soát được cửa hàng,…Đánh giá ứng dụng quản lý bán hàng Sapo dùng thế nào

Mới bắt đầu với quy mô nhỏ mà đã như vậy nếu may mắn mọi chuyện suôn sẻ, quy mô rộng lớn hơn, khách hàng đông hơn, nhiều chi nhánh hơn,… liệu bạn có còn đủ sức để quản lý không?

Khi chúng ta bắt đầu start-up đều phải rất vất vả, đầu tư nhiều thời gian, công sức để làm việc, nhưng nó chỉ nên trong một khoảng thời gian nào đấy, đừng là cả cuộc đời. Mục đích chúng ta làm kinh doanh, kiếm tiền, cũng là để phục vụ cho mình và gia đình. Tiền nhiều để làm gì? khi bạn không thể đi đến nơi mình thích, không thể dành thời gian cho gia định, không thể có mặt trong các dịp quan trọng của bạn bè, người thân,… Mình cũng từng như vậy, bán được nhiều hàng hơn thì vui đấy, nhưng mình phải làm việc nhiều hơn, kiểm soát nhiều hơn, quỹ thời gian dành cho bản thân cũng giảm đi! May mắn khi nhận ra điều này và mình đã tìm đọc cuốn: Tuần làm việc 4 giờ của Timothy Ferriss. Đọc cuốn sách này đã giúp mình nhận ra rất nhiều điều, nếu đang gặp tình trạng tương tự bạn cũng nên đọc nó.

HÃY LÀM CHỦ, ĐỪNG LÀM NÔ LỆ CHO CÔNG VIỆC KINH DOANH CỦA MÌNH!

Tự động hóa công việc kinh doanh của bạn

Làm sao để bạn làm được điều này?

Để làm chủ được công việc kinh doanh mà không bị phụ thuộc chúng cần tìm cách đạt được những điều sau:

  • Không mất nhiều thời gian Quản lý
  • Không bó buộc bản thân mình ở một chỗ.
  • Có thể kiểm soát và xử lý kịp thời.
  • Khi quy mô lớn lên, cũng không mất nhiều thời gian quản lý hơn.

Để đạt được những điều trên mình biết phải tìm kiếm các công cụ để tự động hóa các quy trình bán hàng hiện tại. Làm sao để giảm thiểu việc làm thủ công đến mức thấp nhất có thể. Đồng thời có thể dễ dàng xem báo cáo được ở mọi nơi.

Đánh giá ứng dụng quản lý bán hàng Sapo dùng thế nào

Ở mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có những cách thức tự động hóa khác nhau và bạn phải chịu khó tìm kiếm những ứng dụng, cách thức vận hành phù hợp.

Nếu may mắn thì ngành của bạn đã có người đi trước làm rồi thì bạn có tìm hiểu xem họ đang vận dụng bằng cách nào. Ban đầu bạn sẽ không thể tự động hóa toàn bộ quy trình của mình. À đúng ra là khó có thể thôi, nên bạn hãy chia nhỏ các quy trình của mình ra và tự động hóa từng phần trong đó.

Với ngành dịch vụ

Ví dụ bạn làm một Website về tư vấn luật chẳng hạn, bạn có rất nhiều bước trong quy trình của mình và Live chat là một phần trong số đó.

Bước này khá quan trọng vì sau khi người dùng vào Website của bạn, muốn tìm hiểu thông tin mà quá khó để liên hệ hỏi đáp thì họ sẽ thoát và xem ở Website của đối thủ ( lưu ý khi tự động hóa là hãy áp dụng quy tắc 80/20 để xem phần nào là quan trọng và tự động hóa trước nhé).

Vì vậy việc có Live Chat là rất cần thiết, việc này nếu làm thủ công cũng sẽ tốn nhiều chi phí của bạn do phải nuôi nhân viên để trực Live Chat.

Lúc thì đông quá nhân viên chat không kịp, chat chậm -> Khách hàng out luôn lại còn thêm tiếng xấu là bọn này support chậm, chê tiền…

Lúc thì vắng như chùa bà đanh, mấy nhân viên hỗ trợ ngồi chơi tán gẫu, xem livestream bán hàng. Mùa hè sắp đến rồi, đang săn dở cái quần short jean thì đúng lúc khách hàng của bạn chat -> cũng kệ luôn, săn xong thì chat lại, vội vàng làm gì.

True story…

Bạn vừa mất tiền nuôi nhân viên, vừa mất tiền quảng cáo, vừa nhận ác cảm từ Khách hàng.

Để giải quyết điều này, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng Chatbot để giải quyết. Bởi vì, nhiều Khách hàng sẽ có các câu hỏi cơ bản lặp đi lặp lại nên bạn có thể tự động hóa trả lời những câu hỏi này.

Chat bot không cần đăng nhập Facebook

Có rất nhiều công cụ Chatbot sẽ giải quyết được điều này. Đặc biệt, gần đây rất nhiều thánh ngàn đơn quảng cáo bán quy trình Chatbot Facebook lại cho bạn. Nhưng mình lưu ý với bạn những điều sau nhé:

  • Nếu Khách hàng của bạn cũng như bên tư vấn luật này, nguồn traffic chủ yếu từ Google rồi chuyển về Website tốt nhất không nên sử dụng Chatbot Facebook. Vì bất tiện bắt KH phải đăng nhập vào Facebook. Một điều nữa FB sẽ đọc phần chat của bạn và nhận ra nhu cầu của Khách hàng đang tìm tư vấn luật hôn nhân, Newsfeed của Khách hàng lại tràn ngập quảng cáo từ đối thủ.
  • Đa phần Khách hàng hay lập lại các câu hỏi mang tính lập lại chẳng hạn như: giá bao nhiêu? Thu phí khi nào? Bạn hãy tổng hợp lại những câu hỏi này, những vấn đề khách hàng quan tâm và xây dựng cho mình một kịch bản chatbot hợp lý.
  • Thiết lập chatbot cho các trang hoặc danh mục khác nhau. Ví dụ, khi khách đọc bài trong danh mục tư vấn luật hôn nhân -> chứng tỏ đang muốn bỏ nhau. Hãy sử dụng kịch bản riêng cho mục này. Ví dụ: Bạn đang muốn ly hôn mà không biết được chia bao nhiêu tiền? Đừng như chị Thảo! Hãy để Luật Bình Minh tư vấn nhé! 2 bạn đã lấy nhau được bao lâu rồi?… (mình lấy ví dụ vui thôi, bạn có thể thỏa sức sáng tạo của mình)
  • Ngôn từ Kịch bản cần gần gũi, vui vẻ tạo sự thân thiện cho Khách hàng. Để Khách hàng biết là đang chat với bot mà vẫn vui.
  • Nên có phần chuyển sang chat trực tiếp với Tư vấn viên nếu kịch bản của Chatbot không giải quyết được yêu cầu của Khách hàng.

Đó là một ví dụ nhỏ cho ngành Dịch vụ mà mình muốn bạn tham khảo cách suy nghĩ để làm thôi. Hãy tìm kiếm và áp dụng những quy trình phù hợp với dịch vụ của bạn nhé!

Bạn có thể tham khảo các công cụ Chatbot như Landbot.io, Tidio,… Họ đều có gói free nhưng giới hạn số lượt chat, mọi người có thể sử dụng và nâng cấp khi nhu cầu tăng lên.

Với các Shop bán hàng

Với các shop bán hàng thì đất diễn còn nhiều hơn vì TMDT đã phát triển trong một thời gian dài và có rất nhiều các doanh nghiệp phát triển hệ sinh thái tại đây.

Ứng dụng nước ngoài mình cũng đã từng sử dụng nhiều nhưng là khi làm Dropshipping, các app nước ngoài gần như không hỗ trợ kết nối đươc với các đơn vị Việt Nam như vận chuyển, thanh toán,…Và cái chính nữa là phí rất cao, trong khi hiệu quả sử dụng còn chưa biết thế nào.

Bạn có thể tự động hóa các phần như lên đơn hàng, vận chuyển, đưa sản phẩm lên các sàn,… Nếu như trước đây bạn phải sử dụng nhiều dịch vụ và phải nối các đầu dữ liệu với nhau một cách thủ công thì giờ những điều này đều có thể làm tự động. Ở thị trường Việt Nam thì có Sapo.

Trước mình đã từng review về nền tảng Omnichannel của Sapo cho mọi người, gần đây Sapo có ra mắt thêm ứng dụng quản lý bán hàng trên di dộng và quảng cáo khá rầm rộ nên mình đã dùng thử.

Sapo App cho dùng thử miễn phí không thời hạn. Còn sẽ giới hạn là bạn sẽ chỉ tạo được một kho hàng và giới hạn ở 500 mã sản phẩm. Còn lại tất cả các tính năng khác đều không giới hạn.

Khi dùng thử bất cứ ứng dụng nào mình thường ưu tiên những app có chính sách dùng thử miễn phí không thời hạn nhưng hạn chế một số tính năng hoặc quy mô để có thể tiết kiệm chi phí dùng khi quy mô của mình nhỏ và để test được các tính năng có phù hợp hay không. Vì kinh doanh thường phát sinh nhiều vấn đề trong 7 ngày, 15 ngày hay 30 ngày không thể lường trước hết được.

Khi việc kinh doanh đã ổn hơn, có chi phí đầu tư thì không có lý do gì để bạn không đầu tư nâng cấp lên, phải không?

Để đăng ký sử dụng bạn tải ứng dụng Sapo trên điện thoại. Bạn có thể xem hướng dẫn tại đây.

Đánh giá app quản lý bán hàng trên mobile Sapo

Sau khi sử dụng thử app quản lý bán hàng Sapo mình có một số đánh giá để các bạn có thể tham khảo. Mình sẽ chỉ nhắc đến các điểm mà mình thấy hay và tiện lợi. Còn những tính năng đương nhiên phải có của app quản lý bán hàng như Đơn hàng, Khách hàng,…thì mình sẽ không nhắc đến nữa.

Thêm sản phẩm tương đối nhanh, tiện dụng, thao tác ít


phần mềm quản lý bán hàng trên mobile sapo

Đây là giao diện nhập sản phẩm của Sapo App. Bạn có thể chụp ngay ảnh sản phẩm bằng Camera trên điện thoại hoặc up ảnh có sản lên.

Đồng thời camera cũng được sử dụng như 1 công cụ quét mã vạch. Cá nhân mình test thử thấy công cụ này tương đối nhạy.

Nhưng có vấn đề hơi bất tiện là Barcode sẽ không thêm hay sửa được với sản phẩm đã được tạo mà chỉ dùng được khi tạo sản phẩm mới.

Các phần thuộc tính sản phẩm như màu sắc, size cũng được tạo khá đơn giản trên ứng dụng. Bản chỉ cần nhập các thuộc tính như màu sắc, size,… hệ thống sẽ tự kết hợp các thuộc tính lại ra các sản phẩm riêng biệt theo thuộc tính.

Phần nhập số liệu về tồn kho, giá tiền của hàng hóa bàn phím số riêng biệt nổi lên để thao tác dễ dàng hơn và tránh nhầm lẫn. Phần phập hàng tương đối đấy đủ thông tin của nhà cung cấp, có cả tag – phần này rất quan trọng và tiện dụng nhưng nhiều bạn bỏ qua phần này. Ví dụ: với một sản phẩm áo thun iron man chẳng hạn bạn có thể gắn thêm các tag để tìm các sản phẩm cùng tag dễ dàng hơn như: avengers, ironman, summer,…
Ở phần Thông tin về nhà cung cấp, các số liệu khác như phần thanh toán, phương thức thanh toán, thuế, kỳ hạn thanh toán đều có sẽ hỗ trợ bạn quản lý dòng tiền tốt hơn. Phần nhập thông tin nhà cung cấp này nếu đánh dấu * vào các trường bắt buộc hoặc khi nhập thiếu sẽ hiện ô đỏ các ô tối thiểu cần nhập thì sẽ tốt hơn vì nhìn vào mình không biết các trường nào là bắt buộc.
Những phần nhập liệu này được cấu hình theo trình tự logic các bước khi nhập hàng nên các nhân mình thấy tương đối dễ hiểu và thuận tiện.

Kết nối với các Đơn vị vận chuyển

Ứng dụng được kết nối trực tiếp đến nhiều đơn vị vận chuyển lớn để bạn có thể tự đẩy đơn hàng tự động lên các hệ thống này.

Đánh giá ứng dụng quản lý bán hàng Sapo

Nếu bạn kết nối đến các đơn vị vận chuyển này, các trạng thái đơn hàng sẽ đươc tự động cập nhật, giúp bạn giảm thiểu rất nhiều công sức chỉ còn vài lần chạm. Và không xảy ra sai sót như khi nhập đơn hàng thủ công.

Ngoài ra ứng dụng cũng cho phép bạn thêm các Shipper ruột của mình vào đối tác vận chuyển để tiện theo dõi, thống kê.

Báo cáo bằng đồ thị trực quan

Đánh giá ứng dụng quản lý bán hàng Sapo dùng thế nàoKhông biết mọi người thế nào. Chứ mình không được nhạy cảm với các con số này nên luôn muốn kết quả hiển thị dưới dạng đồ thị để tiện theo dõi so sánh các ngày doanh thu ra sao, chênh lệch nhau thế nào để tìm ra nguyên nhân khắc phục, biết sản phẩm nào đang chiếm doanh thu nhiều hơn so với các sản phẩm khác để đưa ra những chiến lược hợp lý.

Đấy là đánh giá của mình về Sapo. Còn ý kiến của bạn thì sao? Hãy comment ở dưới để mọi người cùng biết nhé. Mọi người có thể xem thêm về Sapo App tại đây.

Được phân loại trong:

Được gắn thẻ trong: