Làm sao để kinh doanh không phụ thuộc vào Facebook?

Câu hỏi này 3 năm trước khi bán giày mình cũng liên tục đặt câu hỏi cho bản thân khi bắt đầu nhận thấy rằng Facebook đang càng ngày càng cố hút máu của kinh doanh. Nhưng thật kỳ lạ là đến hiện tại vẫn rất nhiều bạn coi Facebook như là kênh bán hàng duy nhất và than thở ế hàng, quảng cáo đắt quá nhiều trên các group mỗi khi cho rằng Facebook đang hắt hơi.

làm sao bán hàng không phụ thuộc facebook

Bạn hãy yên tâm rằng giá quảng cáo sẽ càng ngày càng tăng nên nên việc bạn có than thở nhiều hay ít cũng chẳng mang lại lợi ích gì. Vậy vì sao bạn không nên phụ thuộc vào Facebook?

  • Bản chất của quảng cáo Facebook vẫn là đấu giá vị trí hiển thị nên việc càng ngày càng nhiều nhà quảng cáo tham gia vào thì giá quảng cáo sẽ càng tăng. Đặc biệt là các thương hiệu lớn cả trong và ngoài nước đã gia nhập với nguồn ngân sách dồi dào.
  • Tiếp cận tự nhiên trên fanpage ngày càng bị FB bóp lại. Ví dụ như trước đây một bài post của bạn có thể 10% số người like page tiếp cận được thì giờ chỉ còn 1-2%, thậm chí là không đến nếu fanpage của bạn càng nhiều like. ( Số liệu trên mình lấy làm ví dụ thôi nếu bạn muốn số liệu chính xác có thể Google nhé)
  • Người dùng ngày càng nhàm chán và cảnh giác với quảng cáo sau một thời gian dài bị các quảng cáo đập vào mắt. Người dùng FB tuy có tăng nhưng chắc chắn không như những thông kê vì đa phần đều là tài khoản ảo được tạo bằng tools để seeding, kết bạn spam hay để tạo TK quảng cáo chạy bùng.
  • Mỗi lần đứt cáp hay FB bị chặn việc kinh doanh lập tức bị ảnh hưởng.

kinh doanh không phụ thuộc facebook

Mình không phủ nhận sự hiệu quả của Facebook đối với việc kinh doanh. Nhưng nếu bạn không muốn gặp cảnh quảng cáo bán hàng thì lỗ, mà không quảng cáo thì hàng tồn, chi phí vận hành, nhân viên ngồi chơi thì xin đừng tiếp tục coi Facebook là kênh kinh doanh duy nhất. Bởi vì, mình cũng đã từng gặp cảnh như vậy mà không thể làm gì khác vì đang chơi trên sân của họ.

Vậy làm sao để không phụ thuộc vào Facebook?

  • Thêm các kênh tiếp cận khách hàng khác phù hợp với ngành của bạn như: Google Adwords, Instagram, Zalo Ads, Cốc Cốc,…
  • Sử dụng tiếp thị lại của Google Adwords hay Facebook để tiếp thị lại tới những khách hàng chưa mua hàng.
  • Lưu giữ data khách hàng và sử dụng data này thật tốt (điều này là thiết yếu nếu bạn muốn vượt lên trên đối thủ, giờ đang là thời đại của data), bạn có thể tận dụng hoặc chia sẻ data với một bên liên kết để hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ: Data khách đã mua nhà với mặt hàng nội thất, Data khách mua giày với khách mua quần áo,…
  • Chăm sóc thật tốt các khách hàng đã mua hàng để tận dụng kênh truyền miệng (áp dụng này như là một bộ môn nghệ thuật riêng nữa nên bạn cần tìm hiểu thêm, có rất nhiều sách hướng dẫn cách làm, bạn có thể đọc trước: Word Of Mouth Marketing)

Đó mới chỉ là một phần, bất cứ mạng xã hội hoặc kênh truyền thông nào cũng chỉ như một con đường để đưa khách hàng đến với bạn, đó không phải là cửa hàng của bạn. Họ có thể khóa Page của bạn bất cứ lúc nào nếu họ muốn.

Để áp dụng được tất cả nhưng điều trên bạn cần làm tốt thương hiệu và làm một Website. Điều này mình khẳng định là vô cùng cần thiết, vì Website mới là cửa hàng của bạn, nơi đó bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn.

Việc làm Website cũng tương tự như khi bạn bán hàng offline Mạng xã hội là con đường dẫn đến của hàng của bạn. Nếu bạn mở cửa hàng trên vỉa hè, bạn không để trang trí, treo biển hoàn toàn như mong muốn của bạn, thiếu chuyên nghiệp, và bất cứ lúc nào trật tự phường cũng có thể cho bạn biến mất và bạn không có gì để liên kết với khách hàng nữa.

Nhưng nếu bạn có một cửa hàng thì bạn có thể trang trí, sắp xếp sản phẩm, nội thất một cách tùy ý, bạn cũng có một địa điểm cố định của bạn để khách hàng có thể đến mua hàng hoặc giới thiệu người quen đến… chỉ cần bạn trả đủ tiền thuê hàng tháng.

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về Website có thể đọc bài viết: Nên lựa chọn nền tảng nào làm website bán hàng online?

 

Được phân loại trong:

Được gắn thẻ trong:

, , ,